Thành phần Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
- Paracetamol……………………….. 325 mg
- Clorpheniramin maleat……………..2 mg
- Tá dược: Đường trắng, acid citric monohydrat, sucralose, màu đỏ erythrosin, vanillin.
Chỉ định Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
- Sốt từ nhẹ đến vừa, cảm lạnh, ho, sổ mũi.
Liều lượng và cách dùng Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
- Hòa tan thuốc cốm vào nước, khuấy đều trước khi uống.
- Cách mỗi 4 – 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ngày. Nếu cơn đau kéo dài quá 5 ngày, sốt cao trên 39,5oC, sốt kéo dài quá 3 ngày hoặc sốt tái phát: không nên tiếp tục điều trị mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 – 2 gói /lần.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 1 gói/lần.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: phải hỏi ý kiến bác sỹ.
- Hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Chống chỉ định Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
- Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
- Người bệnh glocom góc hẹp, phì đại tuyến tiền liệt, cơn hen cấp, tắc cổ bàng quang, tắc môn vị tá tràng. Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng. Người đang dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng Pabemin®325.
- Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
Tác dụng phụ Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
- Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp tuy hiếm xảy ra, nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu thấy xuất hiện ban hoặc các biểu hiện khác về da, phải ngừng thuốc và thăm khám bác sĩ.
- Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Nếu thấy sốt, bọng nước quanh các hốc tự nhhiên, nên nghĩ đến hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng thuốc ngay. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
- Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ.
Thường gặp, ADR > 1/100
- Hệ TKTW: Ngủ gà, an thần.
- Tiêu hóa: Khô miệng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Da: Ban.
- Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn.
- Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
- Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Khác: Phản ứng quá mẫn
- Toàn thân: Chóng mặt.
- Tiêu hóa: Buồn nôn.
Cách xử trí:
- Ngưng dùng thuốc khi có bất kỳ một phản ứng dị ứng nào xảy ra.
- Thông báo cho bác sĩ
Nên tránh khi sử dụng Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
- Uống dài ngày liều cao thuốc làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan. Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra dùng đồng thời với isoniazid cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính gan.
- Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc. Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế TKTW. Thuốc gây ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
- Chloramphenicol: Paracetamol có thể làm tăng thời gian bán thải của chloramphenicol.
- Metoclopramid hoặc domperidon: Tốc độ hấp thu của paracetamol có thể được tăng lên bởi metoclopramid hoặc domperidon.
- Cholestyramin: Tốc độ hấp thu của paracetamol có thể giảm nếu dùng chung với cholestyramin.
Quên liều Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
- Uống liều đã quên ngay khi nhớ. Nếu gần đến giờ uống liều kế tiếp, bỏ qua liều quên và uống thuốc theo liều khuyến cáo kế tiếp. Không uống liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
Quá liều và xử trí Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
Triệu chứng quá liều:
Paracetamol
Tổn thương gan có thể xảy ra ở người lớn đã uống 10g hoặc nhiều hơn 10g paracetamol. Uống 5g hoặc nhiều hơn 5g paracetamol có thể dẫn đến tổn thương gan nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Nếu bệnh nhân điều trị lâu dài với carbamazepin, phenobarbiton, phenytoin, primidon, rifampicin, hoặc các thuốc khác gây cảm ứng enzym gan.
Hoặc là
- Thường xuyên uống rượu vượt quá lượng được khuyến cáo.
Hoặc là
- Bệnh nhân có khả năng bị mất glutathion ví dụ do rối loạn ăn uống, xơ nang, nhiễm HIV, suy dinh dưỡng.
- Các triệu chứng quá liều của paracetamol trong 24 giờ đầu tiên là xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng. Tổn thương gan có thể trở nên rõ ràng sau khi uống 12-48 giờ . Bất thường về chuyển hóa glucose và toan chuyển hóa có thể xảy ra. Trong nhiễm độc nặng, suy gan có thể tiến triển thành bệnh não, xuất huyết, hạ đường huyết, phù não và tử vong. Suy thận cấp tính với hoại tử ống thận cấp, đái ra máu và protein niệu có thể phát triển ngay cả trong trường hợp không có tổn thương gan nghiêm trọng.
- Loạn nhịp tim và viêm tụy đã được báo cáo.
Clorpheniramin
- Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều của Clorpheniramin maleat bao gồm an thần, kích thích nghịch thường hệ TKTW, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp.
Xử trí quá liều
- Cần hỏi ngay ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu xuất hiện các triệu chứng quá liều ở trên thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Thận trọng Thuốc giảm đau hạ sốt Pabemin 325
- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Ðôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p – aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol. Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đạị tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng, và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.
- Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.
- Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều đó có thể gây rất rắc rối ở người bị bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.
- Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng.
- Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glôcôm.
- Thuốc có chứa đường trắng và do đó không nên dùng cho những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp như: không dung nạp fructose, thiếu hụt sucrase- isomaltase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
NGƯỜI CAO TUỔI:
- Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.
THỜI KỲ MANG THAI
- Chỉ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi thật sự cần thiết. Không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ vì có thể gây động kinh ở trẻ sơ sinh.
THỜI KỲ CHO CON BÚ
- Thuốc tiết trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ, ngoài ra thuốc còn ức chế tiết sữa, nên cần cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy thuộc mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
- Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động nên tránh dùng cho người đang vận hành máy móc hay lái tàu xe.
KHI NÀO CẦN THAM VẪN BÁC SỸ, DƯỢC SỸ?
- Trong trường hợp quá liều hoặc xuất hiện các ban dị ứng ngoài da.
- Khi đang dùng phối hợp với thuốc khác hoặc xuất hiện tác dụng không mong muốn.
- * Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.