Thành phần Itranstad
- Mỗi viên nang chứa itraconazol 100 mg
- (Dưới dạng itraconazol vi hạt 22%)
Chỉ định và liều dùng Itranstad
Nấm Candida ở miệng, hầu
- 100 mg x 1 lần/ngày, uống trong 15 ngày.
- Bệnh nhân bị bệnh AIDS hoặc giảm bạch cầu trung tính: 200 mg x 1 lần/ngày, uống trong 15 ngày.
Nấm Candida ở âm đạo, âm hộ
- 200 mg x 2 lần/ngày, chỉ uống 1 ngày hoặc 200 mg x 1 lần/ngày, uống trong 3 ngày.
Lang ben
- 200 mg x 1 lần/ngày, uống trong 7 ngày.
Bệnh nấm da nhạy cảm với itraconazol (Trichophyton spp., Microsporum spp., Epidemophyton floccosum) như nấm da chân, da bẹn, da thân, da kẽ tay
- 100 mg x 1 lần/ngày, uống trong 15 ngày. Nếu ở vùng sừng hóa cao, phải điều trị thêm 15 ngày với liều 100 mg/ngày.
Bệnh nấm móng chân, tay
- 200 mg x 1 lần/ngày, trong 3 tháng.
Bệnh nấm Blastomyces (trong và ngoài phổi)
- 200 mg x 1 hoặc 2 lần/ngày, uống trong 8 tháng.
Bệnh nấm Histoplasma (bao gồm bệnh mạn tính ở khoang phổi và bệnh rải rác, không ở màng não).
- 200 mg x 1 hoặc 2 lần/ngày, uống trong 8 tháng.
Bệnh nấm Aspergillus (trong phổi và ngoài phổi ở bệnh nhân không đáp ứng hay không dung nạp amphotericin B).
- 200 mg x 1 lần/ngày trong 2-5 tháng. Có thể tăng liều lên 200 mg x 2 lần/ngày nếu bệnh lan tỏa.
Bệnh nấm Candida
- 100-200 mg x 1 lần/ngày, uống trong 3 tuần đến 7 tháng. Có thể tăng liều: 200 mg x 2 lần/ngày, nếu bệnh lan tỏa.
Bệnh nấm Cryptococcus (không viêm màng não)
- 200 mg x 1 lần/ngày, uống trong 2 tháng đến 1 năm.
Viêm màng não do nấm Cryptococcus
- 200 mg x 2 lần/ngày. Điều trị duy trì: 200 mg x 1 lần/ngày.
Điều trị duy trì ở bệnh nhân AIDS để phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát
- 200 mg x 1 lần/ngày.
Đề phòng nhiễm nấm trong thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài
- 200 mg x 1 lần/ngày.
Trẻ em:
- Tính an toàn và hiệu quả của itraconazol trên trẻ em dưới 18 tuổi chưa được xác định.
- Uống thuốc ngay sau bữa ăn, nuốt nguyên viên.
Chống chỉ định Itranstad
- Mẫn cảm với itraconazol và các azol khác hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân đang điều trị với terfenadin, astemisol, triazolam dạng uống, midazolam dạng uống và cisaprid.
- Sử dụng itraconazol để điều trị nấm móng cho phụ nữ có thai hay dự định có thai.
Tác dụng phụ Itranstad
Thường gặp:
- Chóng mặt, đau đầu.
- Buồn nôn, đau bụng, táo bón, khó tiêu.
Ít gặp:
- Các phản ứng dị ứng như ngứa, ngoại ban, nổi mày đay và phù mạch; hội chứng Stevens – Johnson.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Tăng có hồi phục các men gan, viêm gan, đặc biệt sau khi điều trị thời gian dài.
- Ngoài ra còn thấy có nguy cơ viêm gan, giảm kali huyết, phù và rụng lông, tóc, đặc biệt sau điều trị thời gian dài trên 1 tháng với itraconazol. Cũng có thể gặp bệnh thần kinh ngoại vi, nhưng hiếm.
Thận trọng Itranstad
- Không nên dùng itraconazol để điều trị nấm móng cho những bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn chức năng tâm thất như suy tim sung huyết hay có tiền sử suy tim sung huyết; nên ngừng điều trị nếu bệnh nhân có tiến triển suy tim sung huyết khi đang sử dụng thuốc.
- Không nên dùng itraconazol cho những bệnh nhân có tăng men gan trong huyết thanh, bệnh gan tiến triển hay có tiền sử nhiễm độc gan do những thuốc khác, trừ khi lợi ích điều trị cao hơn so với các nguy cơ. Hơn nữa, cần phải theo dõi chặt chẽ men gan trong huyết thanh cho tất cả bệnh nhân đang dùng itraconazol, đặc biệt những bệnh nhân đã dùng itraconazol liên tục trên 1 tháng.
- Nếu bệnh thần kinh xảy ra do itraconazol, phải ngưng dùng thuốc.
- Trong nhiễm nấm Candida toàn thân nghi ngờ do Candida kháng fluconazol thì cũng có thể không nhạy cảm với itraconazol. Do vậy, cần kiểm tra độ nhạy cảm với itraconazol trước khi điều trị.
- Phụ nữ có thai chỉ dùng itraconazol khi lợi ích cao hơn nguy cơ.
- Phụ nữ cho con bú không dùng itraconazol.
- Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của itraconazol trên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Khi lái xe và vận hành máy móc, chóng mặt, rối loạn thị giác và mất thính lực có thể xảy ra trong một số trường hợp.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.