Có nhiều nguyên nhân khiến một người cúi xuống bị đau đầu. Đôi khi chỉ cần nghỉ ngơi thì cơn đau đầu sẽ thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, đau đầu khi cúi xuống cũng có thể cảnh báo tình trạng y tế cần thăm khám sớm, chẳng hạn như rò dịch não tủy, một khối u não hay vấn đề về tim,…
Một số nguyên nhân phổ biến khiến cơn đau đầu trầm trọng hơn khi cúi xuống bao gồm:
Đau đầu do tăng áp lực xoang ở đầu và mặt có thể xảy ra khi bạn cúi xuống. Viêm xoang thường bắt đầu từ viêm do cảm lạnh hoặc dị ứng. Áp lực nội sọ tăng có thể làm trầm trọng thêm các xoang đang bị viêm và dẫn tới đau đầu. Các triệu chứng viêm xoang thường bao gồm ngạt mũi, chảy mũi mủ, và đau mặt hoặc nặng vùng mặt; đôi khi đau đầu, đau nhức sọ mặt, và/hoặc có sốt.
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau đầu và thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine để giúp giảm sưng và tắc nghẽn. Các biện pháp khắc phục tại nhà như tắm nước nóng cũng có thể giúp giảm bớt một số áp lực xoang để giảm đau.
Viêm xoang gây đau nhức xoang vùng trán – mặt dẫn tới đau đầu khi cúi xuống. (Ảnh: ST).
Mất nước là tình trạng xảy ra do nôn mửa, tiêu chảy quá mức hoặc không uống đủ nước. Đau đầu do mất nước là do cơ thể thiếu chất lỏng, gây đau đầu do cân bằng chất lỏng không đủ. Áp lực nội sọ tăng tạo ra áp lực trong đầu, gây co mạch máu và trầm trọng thêm cơn đau đầu do mất nước.
Khi bị đau đầu do mất nước, cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi bạn cúi xuống, đi lại hoặc chuyển động đầu. Các triệu chứng mất nước khác bao gồm: mệt mỏi, khát nước cực độ, chóng mặt nhất là khi đứng lên, nước tiểu có màu vàng sẫm hoặc nâu đậm, tiểu ít hơn, cáu gắt, khô môi và khô miệng,…
Để điều trị đau đầu do mất nước thường là bù chất lỏng từ nước, đồ uống thể thao có chất điện giải,… Nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn và không thể bù được bằng đường uống, bác sĩ có thể chỉ định bằng truyền tĩnh mạch,… Tuy nhiên người bệnh không được tự ý truyền nước tại nhà mà không có chỉ định từ chuyên viên y tế.
Đau đầu cũng có thể là cơn đau đầu đột ngột xảy ra sau khi ho, hắt hơi, cười, gắng sức hoặc cúi xuống. Nguyên nhân là do áp lực tăng lên trong đầu và cơ thể do lực của những chuyển động này gây ra. Bạn thường cảm thấy đau ngay sau khi các cơ căng ra. Những cơn đau đầu dạng này thường biến mất sau vài phút nhưng cũng có thể kéo dài trong một hoặc hai giờ.
Các triệu chứng đau đầu do ho bao gồm cảm giác đau nhức nhối hoặc đau nhói. Cơn đau đầu xảy ra ở phía sau đầu và hai bên, trong đó cơn đau ở phía sau đầu thường nặng hơn.
Cơn đau đầu khi ho có thể tự khỏi hoặc có thể được điều trị giảm nhẹ bằng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn hoặc kê đơn. Uống nước và nghỉ ngơi thường có hiệu quả.
Nếu đau đầu do ho kéo dài gây ra các vấn đề về thị lực hoặc khiến bạn cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu (được gọi là đau đầu do ho thứ phát) có thể do các vấn đề tiềm ẩn trong não và bạn cần phải thăm khám sớm.
Đau đầu cũng có thể là cơn đau đầu đột ngột xảy ra sau khi ho, hắt hơi, cười, gắng sức hoặc cúi xuống (Ảnh: ST)
Chứng đau nửa đầu thường liên quan tới các tác nhân kích hoạt cụ thể, chẳng hạn như thực phẩm, căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Đối với một số người thì cúi xuống cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau nửa đầu.
So với đau đầu thì đau nửa đầu xảy ra ở một bên đầu, có xu hướng đau nhói hoặc theo theo từng đợt. Các triệu chứng đau nửa đầu khác bao gồm: buồn nôn và nôn mửa, choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu, tầm nhìn mờ, ngất xỉu, tăng nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc mùi.
Nếu không điều trị, đau nửa đầu có thể kéo dài tới ba ngày. Có nhiều biện pháp điều trị đau nửa đầu, chẳng hạn như dùng thuốc theo đơn hoặc không theo đơn, châm cứu, các kỹ thuật giảm căng thẳng và thư giãn như massage,… Với cơn đau nửa đầu nghiêm trọng hoặc dai dẳng, thuốc chẹn beta, triptans,… có thể được bác sĩ chỉ định.
Khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc đứng dậy từ tư thế nằm xuống đứng, họ có thể cảm thấy đau đầu. Cảm giác đau đầu cũng có thể tồi tệ hơn khi cúi xuống.
Đau đầu do tư thế rất hiếm nhưng chúng có thể do những nguyên nhân sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng gây ra, chẳng hạn như rò rỉ dịch não tủy, chứng đau đầu Cervicogenic, một khối u não hay hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng.
Bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra và thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân khiến bạn cúi xuống bị đau đầu (Ảnh: ST)
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh bao gồm:
Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất để đánh giá chuyển động của cổ và phạm vi chuyển động của bạn để sàng lọc tình trạng thần kinh có thể xảy ra. Hoặc đề nghị thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để xác định nguyên nhân cơ bản gây đau đầu là gì, ví dụ như xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ, chọc dò tủy sống, chụp CT hay một số kiểm tra đặc thù khác.
Tình trạng cúi xuống bị đau đầu sẽ giảm khi tình trạng viêm xoang giảm bớt hay được bù nước đầy đủ mà không cần điều trị thêm. Tuy nhiên với những cơn đau đầu xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng và tiếp tục có xu hướng tệ hơn thì bạn cần phải được thăm khám sớm bởi nhức đầu đôi khi có thể là dấu hiệu của một trong những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng:
Với những cơn đau đầu xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng và tiếp tục có xu hướng tệ hơn thì bạn cần phải được thăm khám sớm (Ảnh: ST)
Mặc dù những tình trạng này thường hiếm gặp nhưng tốt nhất bạn nên thận trọng khi vấn đề cúi xuống bị đau đầu mới xuất hiện hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như:
Hầu hết những trường hợp cúi xuống bị đau đầu có thể kiểm soát và ngăn ngừa được thông qua việc thay đổi lối sống một cách tích cực hơn, chẳng hạn:
Nhìn chung, tình trạng cúi xuống bị đau đầu không phải là một vấn đề sức khỏe hiếm gặp. Quan sát những thay đổi bất thường và triệu chứng kèm theo sẽ giúp bạn kiểm soát cũng như ngăn chặn hiệu quả hoặc thăm khám bác sĩ sớm để phát hiện những nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm khác.