Đột quỵ động mạch não giữa có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ và có thể liên quan tới một cơn đột quỵ lớn.
Đột quỵ động mạch não giữa (middle cerebral artery – MCA) xảy ra khi dòng máu từ động mạch não giữa bị gián đoạn đột ngột (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ) hoặc ngừng hoàn toàn (nhồi máu não) dẫn tới chết mô và gây ra chấn thương não nghiêm trọng, thậm chí là vĩnh viễn.
Động mạch não giữa là gì? Động mạch não giữa nằm ở đâu?
Động mạch màng não giữa (tiếng Latinh: arteria meningea media; tiếng anh: middle cerebral artery) là một trong những động mạch chính cung cấp máu đến não. Động mạch não giữa thường là nhánh thứ ba của phần đầu tiên của động mạch hàm, một trong hai nhánh tận của động mạch cảnh ngoài. Động mạch não giữa nằm ở phía trên của não, chạy dọc theo trung tâm của não.
Sau khi phân nhánh khỏi động mạch hàm trong hố dưới thái dương, nó chui qua lỗ gai để cung cấp máu nuôi các bộ phận khác nhau của não bộ. Nhánh nông của động mạch máu giữa tưới máu cho mặt ngoài hồi trán ba và 3/4 dưới của hồi trán lên 1/2 ngoài của thùy trán. Động mạch não giữa còn tưới máu cho mặt ngoài thùy thái dương, thùy đỉnh và 1/2 trước của thùy chẩm.
Nhánh sâu của động mạch não giữa có một nhánh quan trọng là động mạch thể vân bên (lateral striate artery) cung cấp máu cho vùng bao trong, nhân đuôi, nhân bèo và đồi thị, động mạch này còn gọi là động mạch Charcot.
Các bộ phận trong não mà động mạch não giữa cung cấp máu và chất dinh dưỡng có liên quan tới:
Khi lưu lượng máu đến những khu vực này bị suy giảm, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của mình.
Các triệu chứng của đột quỵ động mạch não giữa thường liên quan tới đột quỵ bao gồm:
Một cơn đột quỵ động mạch não giữa cũng có thể gây ra rối loạn cảm giác hoặc suy yếu thị giác. Những triệu chứng này thường ảnh hưởng ở phần đối diện với động mạch, chẳng hạn như đột quỵ ở MCA bên phải sẽ gây ra các triệu chứng ở bên trái của cơ thể.
Một cơn đột quỵ động mạch não giữa cũng có thể gây ra rối loạn cảm giác hoặc suy yếu thị giác. (Ảnh: Internet).
BEFAST là cụm từ thường được viết tắt để mô tả các triệu chứng của cơn đột quỵ tới một người. Nó bao gồm:
Đột quỵ động mạch não giữa xảy ra khi động mạch não giữa bị chặn, tắc do cục máu đông di chuyển từ bên ngoài não (thường là từ tim, động mạch cảnh). Và đây được gọi là loại đột quỵ do tắc mạch máu não hay còn được gọi là đột quỵ nhồi máu não.
Nếu cục máu đông hình thành và gây tắc nghẽn bắt nguồn từ động mạch não gây ra đột quỵ thì gọi là đột quỵ do huyết khối.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ động mạch não giữa bao gồm: Bệnh tim, bệnh động mạch cảnh và các yếu tố nói chung khác như cholesterol cao, tăng huyết áp và tiểu đường; lối sống kém lành mạnh hoặc tuổi tác, tiền sử gia đình từng có người bị đột quỵ hay các tình trạng như bệnh động mạch máu não;…
Điều quan trọng cần lưu ý là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ không nhất thiết là nguyên nhân gây đột quỵ. Hơn nữa việc có các yếu tố rủi ro này không đồng nghĩa với việc người bệnh chắc chắn sẽ bị đột quỵ.
Có nhiều yếu tố có thể gây ra cơn đột quỵ. (Ảnh: Internet).
Đột quỵ động mạch não giữa được đánh giá là một trong những loại đột quỵ dễ nhận biết nhất. Mặc dù vậy thì để chính xác kết luận rằng bạn có bị đột quỵ động mạch não giữa hay không, các bác sĩ có thể sẽ sử dụng nhiều xét nghiệm bao gồm:
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bị đột quỵ mà các xét nghiệm và kiểm tra hình ảnh khác có thể được chỉ định thêm.
Bác sĩ sẽ chỉ định người bị đột quỵ thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra hình ảnh. (Ảnh: Internet).
Điều trị đột quỵ động mạch não giữa được chia thành điều trị ban đầu và điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ.
– Điều trị ban đầu cho đột quỵ động mạch não giữa với mục đích là cứu sống người bệnh và hạn chế mọi tổn thương não do đột quỵ. Điều này có thể bao gồm:
– Phục hồi sau đột quỵ động mạch não giữa có thể tốn nhiều công sức và kéo dài. Phục hồi bao gồm các liệu pháp thể chất và ngôn ngữ. Người bệnh nên lựa chọn phục hồi tại các cơ sở phục hồi chức năng nội trú để được chăm sóc. Ngoài giải quyết biến chứng do đột quỵ gây ra, việc điều trị dài hạn cũng nhằm ngăn chặn một cơn đột quỵ khác xảy ra trong tương lai.
Ngay cả khi kết hợp phục hồi chức năng thì quá trình phục hồi này có thể mất tới một năm. Triển vọng phục hồi của một người bị đột quỵ động mạch não giữa phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và sức khỏe tổng thể của cá nhân người bị đột quỵ cũng như khả năng đáp ứng với điều trị.
Với người bị đột quỵ động mạch não giữa không nghiêm trọng lắm thì việc phục hồi hoàn toàn là có thể. Tuy nhiên tỷ lệ phục hồi sẽ thấp hơn với người bị đột quỵ động mạch não giữa mức độ nghiêm trọng.
Phục hồi sau đột quỵ động mạch não giữa có thể tốn nhiều công sức và kéo dài. (Ảnh: Internet).
Không có cách nào để một người có thể ngăn chặn hoàn toàn việc bị đột quỵ. Tuy nhiên do một số yếu tố nguy cơ có thể ngăn chặn và cải thiện được nên bạn có thể ngăn ngừa đột quỵ bằng việc tránh các yếu tố đó hoặc quản lý tốt sức khỏe.
Theo Medical News Today thì dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được:
Việc tránh các yếu tố rủi ro này mặc dù không phải có thể giúp loại bỏ hoàn toàn rủi ro đột quỵ xảy ra nhưng có thể góp phần giảm bớt. Nói chuyện thêm với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.