Thế giới có 1,7 tỉ người uống nước nhiễm khuẩn từ phân

Thế giới có 1,7 tỉ người uống nước nhiễm khuẩn từ phân- Ảnh 1.
Thế giới có 1,7 tỉ người uống nước nhiễm khuẩn từ phân- Ảnh 1.

Tại Việt Nam, nhiều hộ gia đình cũng đã bắt đầu sử dụng máy lọc nước với các công nghệ trên để có thể uống nước trực tiếp từ vòi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022, ít nhất 1,7 tỉ người trên toàn cầu sử dụng nguồn nước uống bị nhiễm khuẩn từ phân. 

Nguồn nước có thể bị nhiễm khuẩn từ phân qua nước thải, bể phốt và hố xí. Theo PubMed, cơ sở dữ liệu của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, thời gian lưu trữ nước, phương pháp lấy nước từ thùng chứa, nắp đậy thùng chứa nước, việc xử lý nước tại nhà và phương pháp xử lý chất thải lỏng cũng là những yếu tố gây ô nhiễm phân trong nước uống. 

Nước bị ô nhiễm nói chung có thể khiến người uống đối mặt với những rủi ro sức khỏe rất lớn, chẳng hạn các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp cấp và nhiều bệnh nhiệt đới khác. Riêng tiêu chảy do uống nước nhiễm khuẩn ước tính gây ra khoảng 505.000 ca tử vong mỗi năm.

50 quốc gia có nước sạch tại vòi

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hiện có 50 quốc gia trên thế giới nơi người dân có thể uống nước tại vòi. Những quốc gia đó bao gồm hầu hết châu Âu, ngoại trừ vùng Balkan và các nước thuộc Liên Xô cũ.

Riêng nước máy ở Croatia và Estonia có thể uống được tại vòi. Ở châu Mỹ, chỉ có bốn quốc gia có nước máy đủ điều kiện an toàn uống tại vòi là: Canada, Mỹ, Costa Rica và Chile. Toàn bộ châu Á chỉ có bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn này là: Israel, Saudi Arabia, Kuwait, UAE, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Úc và New Zealand là hai quốc gia còn lại trong danh sách của CDC.

Thế giới có 1,7 tỉ người uống nước nhiễm khuẩn từ phân- Ảnh 2.

Nước uống sạch uống được tại vòi theo hướng dẫn Chất lượng nước uống (GDWQ) của WHO phải đảm bảo các thành phần tự nhiên nằm trong giới hạn như sau:

Sử dụng công nghệ lọc nước UF hoặc RO

Để đảm bảo chất lượng nước uống như trên, mỗi quốc gia có một quy trình xử lý nguồn nước tùy theo điều kiện mỗi nơi. Theo CDC, ở Mỹ quy trình xử lý bắt đầu bằng quá trình đông tụ, trong đó một số hóa chất được thêm vào nước. 

Bước tiếp theo là quá trình keo tụ, nước được trộn để tạo thành các hạt lớn hơn gọi là bông cặn. Tiếp đó là quá trình lắng đọng, các chất rắn hay bông cặn có xu hướng lắng xuống đáy. Kế nữa là quá trình lọc nước sạch ở lớp trên cùng thông qua bộ lọc. Ở bước này có thể sử dụng công nghệ Ultrafiltration (màng siêu lọc UF) hoặc Reverse Osmosis (thẩm thấu ngược RO) nhằm loại bỏ các hạt hòa tan nhỏ hơn.

Tuy nhiên, công nghệ lọc sử dụng phổ biến là công nghệ UF vì nước đầu nguồn đã sạch và để giữ chất khoáng tự nhiên trong nước.

Ở bước cuối cùng được gọi là khử trùng, một chất khử trùng như clo, clo dioxit hoặc cloramin được thêm vào nước đã lọc để loại bỏ vi khuẩn hoặc vi rút. Sau đó, nước được truyền qua các đường ống đến vòi nước trong nhà và các tòa nhà. Flo cũng có thể được thêm vào cuối để tiếp tục tiêu diệt vi khuẩn khi nước chảy qua các đường ống.

Loại bỏ các chất độc hại

Chính WHO nhận định, với con số lên đến 1,7 tỉ người phụ thuộc vào nguồn nước bị ô nhiễm phân như đã nêu trên, việc sử dụng công nghệ xử lý nước tại hộ gia đình (household water treatment – HWT) để phòng ngừa bệnh tật đã trở nên ngày càng phổ biến.

Tiến sĩ Batsi Majuru của WHO cho biết lợi ích sức khỏe của HWT đang ngày càng được công nhận.

WHO ước tính rằng khi sử dụng đúng cách và nhất quán, kết hợp với lưu trữ an toàn, HWT có thể làm giảm tới 45% bệnh tiêu chảy và cứu sống hàng nghìn trẻ nhỏ mỗi năm.

Không dừng lại ở đó, năm 2014, WHO thực hiện một chương trình quốc tế để đánh giá độc lập và nhất quán hiệu suất các sản phẩm HWT theo tiêu chí sức khỏe của WHO, tương tự như cách thẩm định dược phẩm. Các sản phẩm được thử nghiệm để xem chúng loại bỏ vi khuẩn, vi rút và vi sinh vật ra khỏi nước uống triệt để đến mức nào. 

Kết quả cho thấy 8 trên 10 công nghệ HWT đạt mục tiêu về hiệu suất. Các sản phẩm này ước tính đã tiếp cận được 60 quốc gia và hàng triệu người dùng.

Thế giới có 1,7 tỉ người uống nước nhiễm khuẩn từ phân- Ảnh 3.

Nhiều khách hàng ở Việt Nam ưu tiên công nghệ lọc RO kết hợp tạo nước kiềm tươi để đảm bảo nước sạch nước tốt.

Theo thông tin từ hãng máy lọc nước Daikiosan – đơn vị sở hữu nhà máy lọc nước lớn bậc nhất Đông Nam Á – công nghệ lọc nước giúp xử lý các chất độc hại như amoni, amoniac… Đây là những chất dễ dàng chuyển hóa thành nitrit, nitrat – có thể biến thành hợp chất N-nitroso gây ung thư thực nghiệm trên động vật.

Bên cạnh đó, lọc nước giúp loại bỏ các kim loại nặng như asen, cadmi, niken, thủy ngân, crom, kẽm và chì. Theo PubMed, nếu uống nước nhiễm những kim loại này, con người có thể phát sinh những vấn đề sức khỏe như rối loạn tim mạch, tổn thương thần kinh, tổn thương thận, nguy cơ ung thư và tiểu đường.

Theo Trung tâm Vệ sinh và Nước giá rẻ (CAWST) của Canada, UF là phương pháp lọc màng phổ biến nhất trong số các phương pháp xử lý nước uống tại hộ gia đình ở nước này.

Trong khi đó, nguồn nước ở Việt Nam thì nên sử dụng công nghệ RO kết hợp MOFs để loại bỏ, hấp thụ các chất độc hại có trong nước. Hiện nay xu hướng còn sử dụng nước tốt ion kiềm tươi nên còn sử dụng thêm bể điện phân để tạo nước ion kiềm tươi.

Có thể thấy, có nước uống sạch – nước tốt không chỉ tiện lợi mà còn là một nhu cầu thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển bền vững. Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ lọc nước, mọi người có thể đưa ra những quyết định tiêu dùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Thế giới có 1,7 tỉ người uống nước nhiễm khuẩn từ phân- Ảnh 4.

PHAN BẢO