Không kéo nạn nhân ra ngay mà cần giải phóng dần phần cơ thể bị vùi lấp để hạn chế gây sốc, giữ nạn nhân tỉnh táo và bảo vệ không tiếp xúc với nước bẩn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Nhất Duy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM – Cơ sở 3.
Hội chứng tiêu cơ vân (hội chứng vùi lấp) xảy ra khi các tế bào cơ bị tổn thương nặng nề và giải phóng các chất độc vào máu, đặc biệt là sau khi cơ thể bị đè nén trong thời gian dài do thảm họa như bão lũ, sạt lở đất.
Đây là một tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng, thường gặp ở các nạn nhân bị vùi lấp trong thời gian dài hoặc có các chấn thương nặng.
Tổn thương cơ: khi cơ thể hoặc một phần chi bị đè nén bởi vật nặng, các cơ bị thiếu oxy và máu cung cấp. Điều này dẫn đến hoại tử và tổn thương tế bào cơ.
Giải phóng myoglobin và chất độc: khi các tế bào cơ chết đi, chúng giải phóng myoglobin, kali, phosphate, và enzym creatine kinase (CK) vào máu. Myoglobin là một protein có thể gây tắc nghẽn các ống thận, dẫn đến suy thận cấp.
– Hệ quả sinh hóa:
Các triệu chứng của tiêu cơ vân thường biểu hiện sau vài giờ hoặc ngày sau khi bị vùi lấp và bao gồm:
Xe cấp cứu để đón một bệnh nhân bị “hội chứng vùi lấp” về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Việc sơ cứu nạn nhân có nguy cơ bị tiêu cơ vân đòi hỏi phải tập trung vào việc ngăn ngừa suy thận và bảo vệ tim mạch. Các bước cụ thể bao gồm:
– Giai đoạn tại hiện trường:
Giữ cho nạn nhân tỉnh táo: hạn chế mất ý thức bằng cách nói chuyện và an ủi.
Bảo vệ nạn nhân khỏi các yếu tố môi trường như lạnh, nóng hoặc tiếp xúc với nước lũ bẩn.
– Giai đoạn cấp cứu tại bệnh viện:
Để giảm thiểu nguy cơ tiêu cơ vân trong các tình huống thiên tai, cần có các biện pháp phòng ngừa:
Người Việt đang ăn một loại thịt mà các nhà khoa học nghĩ cả thế giới nên học hỏi
Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa Hệ Mặt trời
Khám phá thần tốc, giới khoa học đã tiến sát đến việc xác định vật chất tối