Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hình ảnh xoắn khuẩn Leptospira interrogans.

Bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hình xoắn ốc Leptospira gây ra ở người và động vật. Ở người, bệnh này gây ra hàng loạt triệu chứng và có thể gây tử vong. Ở Việt Nam có khoảng 5% bệnh nhân phát hiện Leptospira trong huyết thanh. Xét nghiệm Leptospira IgG/ IgM cho kết quả xét nghiệm sơ bộ ban đầu, hỗ trợ chẩn đoán nhiễm xoắn khuẩn vàng da.

Vi khuẩn (đôi khi còn được gọi là vi trùng) là một nhóm vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ – chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi – xuất hiện ở tất cả các nơi như đất, nước, không khí thậm chí cộng sinh và ký sinh ở các sinh vật khác. Xoắn khuẩn là vi khuẩn có dạng hình xoắn, thường gặp như xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh sốt vàng da …

Bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người do vi khuẩn hình xoắn Leptospira gây ra. Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân, xuất huyết, suy gan thận dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho người bệnh.

Hình ảnh xoắn khuẩn Leptospira interrogans.
Hình ảnh xoắn khuẩn Leptospira interrogans.

Triệu chứng của bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira gồm có 2 giai đoạn:

Bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira rất nguy hiểm, người bệnh mắc bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Việc chẩn đoán bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira dựa vào việc thăm khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

Từ những biện pháp chẩn đoán, việc xác định chính xác nguyên nhân giúp cho các bác sĩ định hướng và điều trị một cách tốt nhất.

Hầu hết trong các trường hợp, bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira đều ở mức độ nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan và coi thường, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi bệnh nặng tiến triển, người bệnh cần theo dõi và điều trị tích cực để tránh trường hợp bệnh diễn biến và nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh theo khuyến cáo điều trị đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ để cải thiện triệu chứng bệnh như đặt nội khí quản, lọc máu. Sau khi điều trị, người bệnh cần theo dõi hiệu quả điều trị và được nghỉ ngơi, chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục.