Thành phần
- Hoạt chất: Repaglinide 1mg
Công dụng (Chỉ định)
- Điều trị đái tháo đường typ 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc insulin) mà tình trạng đường huyết cao không thể kiểm soát đầy đủ bằng chế độ ăn kiêng, giảm cân nặng và tập thể dục.
- Phối hợp với metformin ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không kiểm soát được tình trạng đường huyết khi chỉ dùng metformin.
Nên bắt đầu dùng thuốc để điều trị hỗ trợ với chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhằm hạ mức đường huyết có liên hệ đến bữa ăn.
Liều dùng
Người lớn
Liều khởi đầu
- Thầy thuốc nên xác định liều dùng tuỳ theo nhu cầu của bệnh nhân.
- Liều dùng khởi đầu khuyến nghị là 0,5 mg. Nên cách khoảng 1 – 2 tuần giữa các lần điều chỉnh liều (được xác định bằng đáp ứng đối với mức đường huyết).
- Nếu bệnh nhân được chuyển từ một thuốc hạ đường huyết dạng uống khác, liều dùng khởi đầu khuyến nghị là 1 mg.
Liều duy trì
- Liều dùng tối đa là 4 mg/lần, uống vào các bữa ăn chính. Tổng liều dùng tối đa hàng ngày không nên vượt quá 16 mg.
- Các bệnh nhân đang uống các thuốc hạ đường huyết khác
- Bệnh nhân có thể được chuyển trực tiếp từ các thuốc hạ đường huyết dạng uống khác sang sử dụng repaglinid. Tuy nhiên, không có mối quan hệ chính xác về liều dùng giữa repaglinid và các thuốc hạ đường huyết dạng uống khác. Liều dùng khởi đầu tối đa khuyến nghị cho bệnh nhân chuyển sang dùng repaglinid là 1 mg uống trước các bữa ăn chính.
- Repaglinid có thể dùng phối hợp với metformin, khi chỉ dùng metformin không đủ để kiểm soát mức độ đường huyết. Trong trường hợp này, nên duy trì liều dùng của metformin và dùng đồng thời với repaglinid.
- Liều dùng khởi đầu của repaglinid là 0,5 mg, uống trước các bữa ăn chính, điều chỉnh liều dùng tuỳ theo đáp ứng đối với mức đường huyết như trong trường hợp đơn trị liệu.
Người cao tuổi
- Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được tiến hành ở bệnh nhân trên 75 tuổi.
Người suy thận
- Repaglinid không bị ảnh hưởng bởi rối loạn chức năng thận (xem phần Dược động học).
- 8% của một liều repaglinid được bài tiết qua thận và độ thanh thải toàn phần trong huyết tương của sản phẩm giảm ở bệnh nhân suy thận, vì độ nhạy cảm với insulin tăng lên ở những bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận, nên thận trọng khi chuẩn độ liều ở các bệnh nhân này.
Người suy gan
- Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được tiến hành ở những bệnh nhân suy gan.
Người bị suy nhược hoặc suy dinh dưỡng
- Liều khởi đầu và liều duy trì cần dè dặt và cần chuẩn độ liều thật cẩn thận để tránh các phản ứng hạ đường huyết.
Bệnh nhi
- An toàn và hiệu quả của repaglinid ở trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được thiết lập. Hiện chưa có dữ liệu.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống
Quá liều
- Repaglinid được dùng với liều tăng dần lên mỗi tuần từ 4 – 20 mg x 4 lần/ngày trong 6 tuần.
- Không có vấn đề gì về tính an toàn của thuốc.
- Trong nghiên cứu này vì tình trạng hạ đường huyết được tránh bằng cách tăng lượng calori ăn vào, sự quá liều tương đối có thể gây tăng tác dụng hạ đường huyết với các triệu chứng hạ đường huyết (chóng mặt, ra mồ hôi, run, nhức đầu,…). Nếu xảy ra các triệu chứng này, cần có biện pháp thích hợp để điều chỉnh lượng đường huyết bị thấp (dùng carbohydrat đường uống).
- Tình trạng hạ đường huyết nặng bị co giật, mất ý thức hoặc hôn mê nên điều trị bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch glucose.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Mẫn cảm với repaglinid hoặc bất kỳ tá dược nào.
- Đái tháo đường typ 1 (Đái tháo đường phụ thuộc insulin), âm tính với C-peptid.
- Nhiễm xê-tôn huyết do đái tháo đường, có hay không có hôn mê.
- Rối loạn chức năng gan nặng.
- Dùng đồng thời với gemfibrozil.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Khi sử dụng thuốc Reglinide, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
- Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: Hạ đường huyết.
- Rối loạn tiêu hoá: Đau bụng, tiêu chảy.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Rối loạn tim mạch: Các bệnh lý tim mạch.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10000
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Các phản ứng dị ứng.
- Rối loạn thị giác: Rối loạn khúc xạ.
- Rối loạn tiêu hóa: Nôn, táo bón.
- Rối loạn gan – mật: Chức năng gan bất thường, tăng enzyme gan.
Không rõ
- Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: Hôn mê, mất ý thức do hạ đường huyết.
- Rối loạn tiêu hoá: Buồn nôn.
- Rối loạn da và mô dưới da: Quá mẫn.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Tương tác với các thuốc khác
- Các chất sau có thể làm tăng và/hoặc kéo dài tác dụng hạ đường huyết của repaglinid: Gemfibrozil, clarithromycin, itraconazol, ketoconazol, trimethoprim, deferasirox, ciclosporin, clopidogrel, các thuốc hạ đường huyết khác, các chất ức chế enzym monoamin oxidase (MAOI), các chất chẹn thụ thể beta không chọn lọc, chất ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE), các salicylat, các thuốc kháng viêm không steroid, octreotid, rượu và các steroid đồng hoá.
- Các chất chẹn thụ thể beta có thể che dấu các triệu chứng hạ đường huyết.
- Các chất sau có thể làm giảm tác dụng hạ đường huyết của repaglinid: Thuốc tránh thai đường uống, rifampicin, các thuốc barbiturat, carbamazepin, các thiazid, các corticosteroid, danazol, các hormon tuyến giáp và các chất giống giao cảm. Khi dùng hoặc ngưng dùng các thuốc này cho bệnh nhân đang sử dụng repaglinid, nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận để kiểm soát những thay đổi về mức đường huyết.
- Khi dùng repaglinid đồng thời với các thuốc khác được bài tiết chủ yếu ra mật, giống như repaglinid, nên cân nhắc xem có tương tác không.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Chỉ nên kê đơn repaglinid nếu khó kiểm soát đường huyết và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường mặc dù đã cố gắng ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân.
Khi bệnh nhân đã ổn định với bất cứ sản phẩm hạ đường huyết dạng uống nào mà tiếp xúc với stress như sốt, chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật, sự mất kiểm soát đường huyết có thể xảy ra. Khi đó, có thể phải ngừng dùng repaglinid và điều trị tạm thời bằng insulin.
Cũng giống như các chất tăng bài tiết insulin, repaglinid có khả năng làm hạ đường huyết.
Phối hợp với các chất tăng tiết insulin
- Tác dụng hạ đường huyết của nhiều thuốc hạ đường huyết dạng uống bị giảm ở nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng một thời gian. Điều này có thể là do bệnh đái tháo đường diễn tiến nặng hoặc bệnh nhân giảm đáp ứng với thuốc.
- Hiện tượng này được gọi là thất bại thứ phát, phân biệt với thất bại nguyên phát là thuốc không có tác dụng với một bệnh nhân ngay lần đầu dùng thuốc. Nên điều chỉnh liều dùng và tuân thủ chế độ ăn kiêng và tập thể dục trước khi phân loại bệnh nhân là thất bại thứ phát.
- Repaglinid hoạt động thông qua một vị trí liên kết riêng biệt và tác động ngắn trên các tế bào beta. Sử dụng repaglinid trong trường hợp thất bại thứ phát đối với các chất tăng tiết insulin khác chưa được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.
- Các thử nghiệm nghiên cứu sự phối hợp repaglinid với các chất tăng tiết insulin khác chưa được thực hiện.
- Phối hợp với insulin tác dụng trung gian (insulin NPH) hoặc nhóm thiazolidinedion
- Các thử nghiệm phác đồ phối hợp với insulin NPH hoặc thiazolidinedion đã được thực hiện. Tuy nhiên, hồ sơ lợi ích – nguy cơ vẫn tiếp tục được thiết lập tương tự các liệu pháp phối hợp khác.
Phối hợp với metformin
- Phối hợp điều trị với metformin có liên quan đến tăng nguy cơ hạ đường huyết.
- Nguy cơ có thể tăng tỉ lệ mắc hội chứng mạch vành cấp (ví dụ: Nhồi máu cơ tim) khi dùng repaglinid (xem phần Dược lực học).
- Chưa có các nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên các bệnh nhân bị suy chức năng gan.
- Chưa có các nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi hoặc trên bệnh nhân trên 75 tuổi. Vì thế, không nên sử dụng cho các nhóm bệnh nhân này.
- Khuyến nghị điều chỉnh liều dùng thận trọng ở các bệnh nhân suy nhược hoặc rối loạn dinh dưỡng. Liều khởi đầu và liều duy trì phải dè dặt.
Lái xe và vận hành máy móc
- Repaglinid không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nhưng có thể gây hạ đường huyết. Nên nhắc bệnh nhân thận trọng tránh để hạ đường huyết khi đang lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người đã giảm cảnh giác hoặc không có cảnh giác về các dấu hiệu hạ đường huyết hoặc thường có những lúc bị hạ đường huyết.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
- Không có nghiên cứu về repaglinid ở phụ nữ có thai. Vì thế nên tránh dùng repaglinid trong thai kỳ.
Thời kỳ cho con bú
- Không có nghiên cứu về repaglinid ở phụ nữ cho con bú. Vì thế nên tránh dùng repaglinid cho phụ nữ cho con bú.
Bảo quản
- Nơi khô ráo, thoáng mát.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.