Thành phần
Hoạt chất: Acarbose 50mg
Công dụng (Chỉ định)
- Thuốc Acabrose tablets 50mg là thuốc dùng trong điều trị tăng đường huyết, giúp phòng ngừa và trị bệnh đái tháo đường. Thuốc được khuyến nghị để điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM) ở các bệnh nhân không kiểm soát được đầy đủ chỉ với chế độ ăn kiêng, hoặc ăn kiêng và thuốc tiêu đường dạng uống.
Liều dùng
Đối với người lớn
- Liều khuyến nghị khởi đầu là 50 mg x 3 lần / ngày. Tuy nhiên vài bệnh nhân cần điều chỉnh liều dùng dần dần để giảm thiểu tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Nên bắt đầu điều trị ở liều 50 mg x 1 – 2 lần/ngày, sau đó điều chỉnh lên 3 lần/ngày. Sau 6 đến 8 tuần điều trị, nếu bệnh nhân không có đáp ứng lâm sàng đầy đủ, có thể tăng liều dùng lên 100 mg x 3 lần/ngày. Đôi khi cũng cần tăng đến 200 mg x 3 lần/ngày.
- Nếu bệnh nhân bị khó chịu mặc dầu đã cẩn thận trong chế độ ăn uống, không nên tăng liều dùng lên, và nếu cần thì phải giảm liều tùy theo độ nặng của tác dụng phụ và quyết định lâm sàng của thầy thuốc kê đơn. Acarbose được dùng cho điều trị lâu dài.
Đối với bệnh nhân cao tuổi: Không cần thiết điều chỉnh liều dùng bình thường của người lớn cho bệnh nhân cao tuổi.
Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Không nên dùng thuốc khi đang mắc các bệnh viêm ruột, nghẽn một phần ruột, suy gan nặng, suy thận nặng; phụ nữ đang có thai và cho con bú; hạ đường huyết, đái tháo đường nhiễm toàn thể ceton.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Khi sử dụng, thuốc sẽ có tác dụng lên một vài cơ quan bên trong cơ thể và gây rối loạn:
- Rối loạn đường tiêu hóa: dễ thấy nhất là đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và đau đường tiêu hóa; buồn nôn, nôn mửa, rối loạn dạ dày cũng có thể xảy ra nhưng không thường gặp.
- Rối loạn gan mật: tăng enzym gan, vàng da, viêm gan rất hiếm khi xảy ra.
- Rối loạn mạch máu.
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết.
- Rối loạn hệ miễn dịch.
Tương tác với các thuốc khác
- Đường (đường mía) và thực phẩm chứa đường thường gây khó chịu ở bụng và có thể gây tiêu chảy khi điều trị bằng acarbose do carbohydrat lên men ở trong ruột. Các chất hấp phụ đường ruột (như than hoạt) và các chế phẩm enzym tiêu hóa có chứa các enzym tiêu hóa carbohydrat (như amylase, pancreatin) có thể làm giảm tác dụng của acarbose và do đó không nên dùng đồng thời.
- Dùng đồng thời với neomycin có thế làm tác dụng hạ glucose máu sau bữa ăn và tăng tần suất và độ nặng của tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Nếu các triệu chứng nặng, nên giảm tạm thời liều dùng acarbose.
- Dùng đồng thời với cholestyramin có thể làm tăng tác dụng của acarbose, đặc biệt làm giảm mức insulin sau bữa ăn. Do đó nên tránh dùng đồng thời acarbose and cholestyramin. Hiếm khi ngưng dùng đồng thời cả hai thuốc acarbose và cholestyramin, cần lưu ý hiện tượng tăng ngược nồng độ insulin sau ngưng thuốc đã được quan sát ở người không tiểu đường.
- Một số trường hợp acarbose có thể ảnh hưởng sinh khả dụng digoxin, có thể cần điều chỉnh liều dùng digoxin. Nên cân nhắc kiểm soát nồng độ digoxin huyết thanh. Trong một nghiên cứu nhỏ khảo sát tương tác giữa acarbose và nifedipin, không có thay đổi đáng kể nào về nồng độ nifedipin trong huyết thanh.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Nên tránh dùng những thực phẩm có đường vì thường sẽ gây khó chịu ở bụng, và có thể gây tiêu chảy khi điều trị bằng acarbose do carbohydrate lên men trong ở ruột.
- Các chất hấp phụ đường ruột và các chế phẩm enzym tiêu hóa có chứa các enzym tiêu hóa carbohydrate có thể làm giảm tác dụng của acarbose do đó không nên dùng đồng thời.
- Dùng đồng thời với neomycin có thể làm hạ glucose máu sau bữa ăn, tăng tần suất và độ nặng của tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Nếu các triệu chứng nặng, nên giảm tạm thời liều dùng acarbose.
- Dùng đồng thời với cholestyramin có thể làm tăng tác dụng của acarbose, đặc biệt làm giảm mức insulin sau bữa ăn.
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Lái xe và vận hành máy móc
- Thận trọng khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
- Nơi khô ráo, thoáng mát.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.