Thành phần Dorocron 60 MR
- Gliclazid ………………………………………………………………….. 30mg
- Tá dược: Microcrystallin cellulose PH101, Hypromellose loại 2208, Magnesi stearat, Colloidal silicon dioxid A200.
Chỉ định Dorocron 60 MR
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Chống chỉ định Dorocron 60 MR
Không dùng gliclazid trong những trường hợp sau:
- Đái tháo đường ở trẻ em.
- Đái tháo đường biến chứng ở giai đoạn nhiễm ceton và nhiễm acid.
- Phụ nữ mang thai.
- Người bệnh đái tháo đường phải trải qua phẫu thuật, sau chấn thương hoặc đang bị nhiễm trùng.
- Bệnh nhân quá mẫn với các thuốc nhóm sulfonylurea khác và các thuốc có liên quan.
- Đái tháo đường đã vào giai đoạn tiền hôn mê hoặc hôn mê.
- Suy thận hoặc suy gan nặng.
Liều lượng và cách dùng Dorocron 60 MR
Cách dùng:
- Dùng cho người lớn.
- Liều hàng ngày có thể dao động từ 1 đến 4 viên mỗi ngày, tương ứng với 30 đến 120 mg gliclazid, uống một lần duy nhất.
- Nên uống thuốc trong bữa ăn sáng.
- Không nên bẻ viên thuốc.
- Nếu quên uống thuốc một ngày, không uống bù trong ngày hôm sau.
- Cũng như với tất cả các thuốc hạ đường huyết khác, phải chỉnh liều theo đáp ứng chuyển hóa đối với từng bệnh nhân (đường huyết, HbA1c).
Liều lượng:
- Liều khởi đầu:
- Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên/ngày (30 mg/ngày).
- Nếu đường huyết được kiểm soát thỏa đáng, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.
- Nếu đường huyết không được kiểm soát thỏa đáng, có thể tăng liều lên 2 viên (60 mg); 3 viên (90 mg) hay 4 viên (120 mg), bằng cách tăng liều từng nấc, mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất một tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể đề nghị tăng liều ngay ở cuối tuần thứ hai điều trị.
- Liều tối đa được khuyến cáo là 120 mg/ngày.
Chuyển từ Dorocron 80mg sang Dorocron MR 30mg:
1 viên Dorocron 80 mg có hiệu quả tương đương với 1 viên Dorocron MR 30 mg, do đó có thể chuyển từ Dorocron 80 mg sang dùng Dorocron MR nhưng phải lưu ý đến tiến triển của đường huyết.
Chuyển từ một thuốc hạ đường huyết dạng uống khác sang Dorocron MR 30mg:
- Trong trường hợp này, nên lưu ý đến liều dùng và thời gian bán hủy của thuốc hạ đường huyết dùng trước đó.
- Thông thường không có giai đoạn chuyển tiếp, nên bắt đầu Dorocron MR ở liều 30 mg, sau đó điều chỉnh tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân như đã nêu ở trên.
- Nếu chuyển tiếp từ một sulfamid hạ đường huyết có thời gian bán thải dài, có thể có một giai đoạn cửa sổ điều trị trong vài ngày nhằm tránh tác động hiệp đồng của hai thuốc, dẫn đến hạ đường huyết.
- Khi chuyển từ thuốc khác sang Dorocron MR, nên áp dụng như khi mới bắt đầu điều trị, có nghĩa là nên bắt đầu Dorocron MR ở liều 30 mg/ngày, sau đó tăng dần từng nấc liều, tùy theo đáp ứng chuyển hóa.
Bệnh nhân trên 65 tuổi: Dùng liều tương tự như ở người trẻ tuổi.
Bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa: Dùng liều tương tự như ở người không suy thận nhưng phải theo dõi chặt chẽ.
Ở những bệnh nhân có nguy cơ bị hạ đường huyết:
- Do dinh dưỡng kém hoặc suy dinh dưỡng.
- Do mắc các bệnh lý nội tiết nặng (suy thùy trước tuyến yên, suy tuyến giáp, suy thượng thận).
- Đang trong giai đoạn ngưng corticoid sau khi dùng kéo dài và/hoặc liều cao.
- Bệnh lý mạch máu nặng (bệnh lý mạch vành nặng, tổn thương động mạch cảnh nặng, bệnh lý mạch máu lan tỏa).
- Trong những trường hợp này nên bắt đầu dùng Dorocron MR ở liều tối thiểu 30 mg/ngày.
Trẻ em: Không có số liệu cũng như thực nghiệm trên lâm sàng.
Phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác:
- Dorocron MR có thể được dùng phối hợp với biguanid, các thuốc ức chế alpha-glucosidase hay insulin.
- Ở những bệnh nhân không đủ kiểm soát bệnh với Dorocron MR, có thể phối hợp với insulin nhưng phải theo dõi chặt chẽ.
Thận trọng lúc dùng Dorocron 60 MR
- Sulfonylurea không sử dụng trong điều trị đái tháo đường týp 1. Khi dùng trong điều trị đái tháo đường týp 2 thì chống chỉ định với bệnh nhân đã vào giai đoạn nhiễm toan thể ceton và nhiễm trùng nặng, chấn thương hoặc tình trạng nặng khác mà thuốc nhóm sulfonylurea không thể kiểm soát được tình trạng tăng đường huyết.
- Khi cần dùng sulfonylurea cho bệnh nhân tăng nguy cơ hạ đường huyết, một thuốc tác động ngắn như gliclazid thích hợp hơn; gliclazid bị bất hoạt chủ yếu ở gan nên có lẽ thuốc đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân suy thận, mặc dù vậy, cần theo dõi cẩn thận nồng độ đường huyết.
- Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Bệnh nhân nên được cảnh báo về những nguy hiểm của các cơn hạ đường huyết trong lúc đang lái xe và có cách xử lý thích hợp trong tình trạng này (ngừng lái xe sớm nhất có thể, nhanh chóng bổ sung đường và rời ghế xe, tắt máy). Bệnh nhân bị mất nhận thức do hạ đường huyết hoặc bị hạ đường huyết thường xuyên không nên lái xe.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Phụ nữ có thai: Xem phần chống chỉ định.
Phụ nữ cho con bú: Một vài thuốc nhóm sulfonylurea được phân phối vào sữa mẹ và nên tránh dùng những thuốc nhóm này trong suốt thời gian cho con bú.
Tác dụng phụ Dorocron 60 MR
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ hơi, chán ăn, tiêu chảy, miệng có vị kim loại có thể xảy ra với nhóm sulfonylurea, thường nhẹ và phụ thuộc liều; tăng sự thèm ăn và tăng cân có thể xảy ra.
- Ban da và ngứa có thể xảy ra, nhạy cảm ánh sáng cũng đã được báo cáo. Ban thường là phản ứng tăng nhạy cảm và có thể tiến triển đến những rối loạn nghiêm trọng hơn. Mặt đỏ ửng có thể tiến triển ở bệnh nhân dùng thuốc nhóm sulfonylurea.
- Có thể có hạ đường huyết nhẹ, trường hợp nặng hiếm gặp và thường do quá liều.
- Một số ảnh hưởng nặng khác có thể biểu hiện của phản ứng tăng nhạy cảm. Bao gồm thay đổi giá trị men gan, viêm gan, vàng da ứ mật, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, hồng ban đa dạng hoặc hội chứng Stevens-Johnson, viêm tróc da, nổi ban đỏ trên da.
Tương tác thuốc Dorocron 60 MR
- Nên thận trọng khi dùng gliclazid với những thuốc được biết là làm thay đổi tình trạng đái tháo đường hoặc làm tăng tác dụng của thuốc.
- Tác động hạ đường huyết của gliclazid có thể xảy ra khi dùng với phenylbutazon, các salicylat, sulfonamid, các dẫn xuất coumarin, các thuốc IMAO, thuốc chẹn b-adrenergic, các hợp chất tetracyclin, cloramphenicol, clofibrat, disopyramid, miconazol (dạng uống) và cimetidin.
- Thuốc có thể bị giảm tác dụng do corticosteroid, thuốc ngừa thai đường uống, thuốc lợi tiểu thiazid, dẫn xuất phenothiazin, các hormon tuyến giáp và sự lạm dụng thuốc nhuận tràng.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.