Virus Ebola có thể đang gieo rắc sự kinh hoàng, nhưng không phải là loại virus nguy hiểm nhất thế giới. Virus HIV cũng vậy, bởi “sát thủ” đáng sợ nhất với loài người là một virus họ hàng với Ebola.
Virus họ hàng của Ebola hiện được coi là virus đáng sợ nhất đối với loài người. Tên của nó được đặt theo tên của một thị trấn nhỏ, yên bình bên dòng sông Lahn ở bang Hessen, Đức, vốn không liên có liên hệ gì với căn bệnh mà virus gây ra. Virus Marburg thực tế là một virus gây sốt xuất huyết.
Virus Marburg được lây truyền qua tiếp xúc, từ việc người tiếp xúc với những chú khỉ ăn phải những loại hoa quả đang ăn dở từ dơi mang mầm bệnh. Người mắc bệnh sẽ bị virus tấn công vào những bộ phận trọng yếu và những cơ quan chính như gan, thận, phổi, ruột, cơ quan sinh sản, tuyến nước bọt.
Sau khi xâm nhập vào các cơ quan, virus sẽ gây cho người bệnh chứng sốt xuất huyết nặng: co giật và chảy máu các màng nhầy, da và cơ quan nội tạng, với tỉ lệ tử vong từ 50-100% chỉ sau 8-10 ngày.
Trên thế giới hiện có 5 chủng Ebola với mỗi chủng được đặt thên theo các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Phi là Zaire, Sudan, rừng Tai, Bundibugyo và Reston. Trong đó, virus Ebola Zaire là loại nguy hiểm nhất, với khả năng gây tử vong tới 90%. Đây cũng là chủng đang hoành hành khắp Guinea, Sierra Leone, Liberia và Nigieria. Các nhà khoa học nhận định, loài cáo bay có thể đã mang virus Ebola Zaire tới các thành phố ở Tây Phi.
Virus Hanta là tên gọi chung của nhiều chủng virus. Nó được đặt theo tên của một dòng sông, nơi các binh sĩ được cho là lần đầu tiên bị nhiễm virus Hanta trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Các triệu chứng bệnh bao gồm trục trặc ở phổi, sốt và suy thận.
Các chủng cúm gà khác nhau thường xuyên gây hoảng loạn, có lẽ chủ yếu vì tỉ lệ tử vong do nhiễm phải ở người lên tới 70%. Tuy nhiên, trong thực tế, nguy cơ nhiễm chủng H5N1, một trong những chủng cúm gà được biết đến nhiều nhất, tương đối thấp. Bạn chỉ có thể mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm và chim hoang dã. Đó được coi là lí do tại sao, hầu hết các ca nhiễm cúm gia cầm xuất hiện ở châu Á, nơi người dân thường sống gần gũi với gà, vịt.
Một y tá ở Nigeria là người đầu tiên nhiễm virus Lassa. Virus này lây lan do chuột. Một khi đã bị nhiễm bệnh, virus sẽ xuất hiện trong nước tiểu của chúng, rồi xâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống hoặc hít thở.
Các triệu chứng thường thấy khi mắc phải virus Lassa là buồn nôn, đau thắt, tức ngực, sau đó nôn và đi ngoài ra máu.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết nội, gây chảy máu nhiều bộ phận, thậm chí là mù mắt. Tim nạn nhân cũng sẽ đập nhanh hơn bình thường rất nhiều, dễ khiến tim ngừng đập khi kiệt sức.
Các ca nhiễm bệnh có thể mang tính địa phương, đồng nghĩa với việc virus tấn công một vùng nhất định, chẳng hạn như Tây Phi, và có thể tái xuất bất kỳ lúc nào. Các nhà khoa học ước tính, 15% các con vật gặm nhấm ở Tây Phi mang trong mình virus Lassa.
Theo thống kê, hàng năm có khoảng 300.000 người mắc bệnh tại châu Phi, trong đó có khoảng 5.000 ca tử vong mỗi năm.
Tuy tỉ lệ tử vong khá thấp, nhưng người bệnh thường sẽ chết trong vòng chưa đầy 2 tuần nếu không được chữa trị. Ngoài ra, hiện cũng chưa có loại vaccine nào có thể chống lại căn bệnh này.
Đây là loại virus gắn liền với bệnh sốt xuất huyết Argentina. Những người nhiễm virus sẽ bị viêm mô, nhiễm trùng và chảy máu da. Vấn đề ở chỗ, các triệu chứng này dường như phổ biến đến mức bệnh do virus Junin dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác và hiếm khi được phát hiện ngay từ đầu.
Virus sốt Crimea-Congo lan truyền do động vật trung gian mang mầm bệnh là các con bét. Loại virus này tương tự hai virus Ebola và Marburg về quá trình phát triển bệnh. Trong những ngày đầu tiên nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ có các nốt xuất huyết ở mặt, miệng và họng.
Loại virus này gắn liền với bệnh sốt xuất huyết Bolivia. Khi xâm nhập vào cơ thể người, virus gây sốt cao kèm theo chảy máu nghiêm trọng. Diễn tiến bệnh tương tự như ở trường hợp của virus Junin. Virus có thể lây lan từ người sang người và chuột thường được coi là con vật trung gian truyền bệnh.
Các nhà khoa học đã phát hiện virus KFD ở các khu rừng vùng duyên hải miền tây nam Ấn Độ vào năm 1955. Virus được cho là lan truyền do các con bét, nhưng giới nghiên cứu nói rất khó để xác định bất kỳ trung gian truyền bệnh nào. Dơi, chim và lợn lòi đều có thể là vật trung gian truyền bệnh. Người nhiễm KFD sẽ bị sốt cao, đau đầu dữ dội, đau cơ và có thể bị xuất huyết.
Sốt xuất huyết là một hiểm họa thường trực. Nếu lên kế hoạch đi nghỉ mát ở vùng nhiệt đới, bạn cần nắm rõ các thông tin về bệnh sốt xuất huyết. Bệnh truyền nhiễm do muỗi và tấn công khoảng 50 – 100 triệu người mỗi năm tại các điểm du lịch được ưa thích như Ấn Độ và Thái Lan. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn đối với 2 triệu người dân đang sống trong khu vực chịu sự đe dọa của sốt xuất huyết.
Đây cũng là một trong những loại virus nguy hiểm tại vùng châu Phi và khu vực các nước Ả rập.
Virus này được lan truyền bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng đều xuất phát từ nguồn duy nhất: từ các loài vật mang mầm bệnh bị xẻ thịt.
Virus từ đây phát tán trong không khí, lây lan qua đường hô hấp, hoặc người mắc bệnh do ăn thịt, uống sữa của vật mang mầm bệnh. Thậm chí muỗi cũng góp phần khiến dịch bệnh này bùng nổ.
Virus này gây ra căn bệnh sốt Rift Valley nguy hiểm, có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng nhẹ có thể bao gồm: sốt, đau nhức bắp thịt, đau đầu và thường kéo dài trong một tuần.
Đối với các trường hợp nặng, người bệnh có thể mất thị lực sau 3 tuần, hoặc nhiễm trùng não gây đau đầu nghiêm trọng – gây lú lẫn, thậm chí gây xuất huyết nghiêm trọng dưới da.
Đến giai đoạn xuất huyết, tỉ lệ tử vong của bệnh gây ra lên tới 50% và bệnh nhân sẽ chỉ kịp… trăn trối trong vỏn vẹn 3 ngày.
Nguy hiểm hơm, bệnh này vẫn chưa có thuốc chữa, mà chỉ có thể bổ sung sức đề kháng cho bệnh nhân. Phương pháp duy nhất giúp phòng tránh sốt Rift Valley đó là tiêm phòng đầy đủ.
Đây là một loại virus “mới nổi” có khả năng gây bệnh cho cả động vật lẫn con người, và được lan truyền nhờ… dơi.
Dơi mang mầm bệnh sẽ ăn các loại quả, để lại virus Nipah trên đó. Sau đó, virus sẽ được truyền trực tiếp tới con người sau khi ăn quả, hoặc sau khi con người ăn thịt, uống sữa của loài gia súc đã ăn quả.
Virus Nipah được phát hiện lần đầu vào năm 1998 sau khi bệnh dịch bùng phát ở một ngôi làng có tên Nipah (Malaysia). Một số người đã mắc phải bệnh do ăn thịt một con lợn chứa virus.
Sau khi thâm nhập vào cơ thể người, virus có thể gây ra một số hiện tượng nhiễm trùng không rõ nguyên nhân. Người bệnh có thể bị viêm đường hô hấp cấp tính, và thậm chí trường hợp nặng là viêm não dẫn tới tử vong.
Tỉ lệ tử vong bởi căn bệnh gây ra do virus Nipah lên tới 40-70%. Hiện chưa có thuốc chủng ngừa cho cả người và động vật. Việc điều trị chủ yếu dành cho người là chăm sóc, hỗ trợ chuyên sâu.
Sốt xuất huyết Crimean-Congo là một căn bệnh gây ra bởi một loại virus RNA phổ biến rộng rãi nhất tại Châu Phi và các nước vùng Balkans, Trung Đông và Châu Á.
Virus CCHF được truyền từ động vật sang người – chủ yếu từ các loài gia súc – qua vết cắn của những con bọ ve ký sinh, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với động vật mang bệnh.
CCHF lan truyền qua loài bọ Hyalomma marginatum – sống ký sinh trên gia súc
Người mắc bệnh do virus CCHF gây ra sẽ gặp những triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường trong 1-7 ngày, nhưng sau đó sẽ có dấu hiệu của rối loạn tâm thần và cổ họng chấm xuất huyết. Những triệu chứng tiếp theo sẽ là chảy máu cam, ói mửa và phân có màu đen.
Tuy nhiên nếu không được chữa trị đúng cách, thường thì người bệnh sẽ “thăng” trong 7 – 14 ngày. Tỉ lệ tử vong của bệnh gây ra do virus CCHF là khoảng 30%.
Trong thế giới hiện đại, HIV có thể là virus nguy hiểm nhất. Tiến sĩ Amesh Adalja, bác sĩ bệnh truyền nhiễm, phát ngôn viên của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, cho biết: “HIV vẫn là kẻ giết người lớn nhất lịch sử”.
Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. TS Adalja nhấn mạnh: “Căn bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn nhất cho nhân loại hiện nay là HIV”.
Các loại thuốc kháng virus mạnh mẽ đã giúp người nhiễm HIV có thể sống thêm nhiều năm mà không chuyển biến thành giai đoạn cuối – AIDS. Song, căn bệnh này vẫn tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. 95% ca nhiễm HIV mới xảy ra ở những nơi này.
Thống kê của WHO khu vực châu Phi cho thấy cứ 25 người trưởng thành, gần một người dương tính với HIV, chiếm hơn 2/3 số bệnh nhân trên toàn thế giới. Năm 2020, 680.000 ca tử vong liên quan đến HIV trên toàn cầu.
Từ năm 1920, vaccine phòng dại cho vật nuôi đã ra đời, giúp căn bệnh này gần như không còn xuất hiện ở các nước phát triển. Song, bệnh dại vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và một số khu vực châu Phi.
Virus dại lây nhiễm sau khi động vật mang bệnh cào, cắn vật chủ mới. Người mắc bệnh dại sẽ bị tổn thương não, dây thần kinh. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ (NHS), một khi người mắc xuất hiện triệu chứng, gần như khả năng cứu chữa là bằng 0.
“Nó phá hủy não bộ. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta đã có vaccine phòng dại, kháng thể chống virus dại. Do đó, nếu ai đó bị động vật cắn, chúng ta có thể điều trị ngay”, PGS Muhlberger nói. Dẫu vậy, nếu không được điều trị, 100% người bệnh sẽ tử vong.
Năm 1980, Đại hội đồng Y tế Thế giới tuyên bố thế giới không còn bệnh đậu mùa. Nhưng trước đó, con người đã phải chiến đấu với bệnh đậu mùa hàng nghìn năm. Căn bệnh này cướp đi mạng sống của 1/3 người bệnh, theo BBC. Nó để lại cho những người sống sót hàng chục vết sẹo sâu, vĩnh viễn và mù lòa.
Ở những khu vực bên ngoài châu Âu, tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn. Ví dụ, các nhà sử học ước tính bệnh đậu mùa đã giết chết 90% dân số bản địa của châu Mỹ. BBC cho hay chỉ trong thế kỷ XX, bệnh đậu mùa đã khiến 300 triệu người tử vong.
TS Adalja nhận định: “Đó là thứ virus đã gây gánh nặng kinh khủng nhất với thế giới. Không chỉ là cái chết, người bệnh sẽ bị mù vĩnh viễn. Điều đó đã thôi thúc chúng ta phải diệt trừ dịch bệnh này khỏi Trái Đất”.
Hình ảnh kính hiển vi điện tử của SARS-CoV-2 trong một bệnh nhân ở Mỹ. (Ảnh: NIAID-RML).
SARS-CoV-2 là tác nhân hàng đầu gây ra đại dịch chết người Covid-19. Theo thống kê của WHO, tính đến ngày 4/2, toàn cầu có hơn 774 triệu trường hợp được xác nhận mắc Covid-19. Hơn 7 triệu trong số đó đã tử vong.
SARS-CoV-2 thuộc cùng họ virus lớn với SARS-CoV, được gọi là coronavirus, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019 tại TP Vũ Hán, Trung Quốc. Theo một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Nature, virus này có thể có nguồn gốc từ dơi và truyền qua động vật trung gian trước khi lây nhiễm sang người.
Theo WHO, loại virus này gây nguy cơ cao hơn đối với những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao hoặc béo phì. Các triệu chứng thường gặp gồm sốt, ho, mất vị giác hoặc khứu giác, khó thở, đau ngực và mất khả năng vận động.
Rotavirus là tác nhân khiến nhiều trẻ em tử vong vì tiêu chảy. (Ảnh: CDC).
Theo Hiệp hội Prevent Rotavirus, Rotavirus là virus gây bệnh tiêu chảy khiến 200.000 trẻ em mất mạng mỗi năm, chủ yếu ở Nigeria và Ấn Độ.
WHO ước tính trên toàn thế giới có hơn 25 triệu lượt khám ngoại trú và 2 triệu ca nhập viện mỗi năm do nhiễm rotavirus.
Hiện nay, thế giới có 2 loại vaccine bảo vệ trẻ em khỏi rotavirus, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các quốc gia đã triển khai vaccine này cũng ghi nhận số ca nhập viện và tử vong do rotavirus giảm mạnh.