Hành trình 30 năm giữ dòng máu luôn chảy

Hiến máu tình nguyện đã trở thành một phong trào lớn, thành thói quen sống của nhiều người để trao tặng sự sống cho người bệnh đang chờ

Hiến máu tình nguyện đã trở thành một phong trào lớn, thành thói quen sống của nhiều người để trao tặng sự sống cho người bệnh đang chờ

Hiến máu tình nguyện đã trở thành một phong trào lớn, thành thói quen sống của nhiều người để trao tặng sự sống cho người bệnh đang chờ

Hôm nay 20-1, Viện Huyết học và truyền máu trung ương tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày phát động phong trào hiến máu nhân đạo tại Việt Nam (24-1-1994 – 24-1-2024), một hành trình dài mà những người vận động hiến máu gọi là “hành trình 30 năm giữ dòng máu luôn chảy”.

Những ngày đầu tiên cách đây 30 năm, Hội Thanh niên vận động hiến máu nhân đạo Hà Nội, nòng cốt của chương trình được khởi động với 13 thành viên, nhiều người là sinh viên. 

Những ngày đầu tiên vận động rất khó khăn, khi đó mỗi năm cả nước chỉ tiếp nhận được 100.000 đơn vị máu, rất ít ỏi so với nhu cầu điều trị và 90% từ người cho máu chuyên nghiệp.

Sau những nỗ lực, Hà Nội và nhiều tỉnh thành bắt đầu có cán bộ công nhân viên, y bác sĩ, sinh viên, người dân hiến tặng máu. 

Năm 2008, Thủ tướng có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia hiến máu tình nguyện, từ đó những chương trình vận động hiến máu “Lễ hội xuân hồng”, “Ngày chủ nhật đỏ”, “Hành trình đỏ”… được tổ chức thường xuyên và thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Đến 2023, cuộc vận động hiến tặng máu cho người bệnh chờ máu tại Viện Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tiếp nhận được 1,5 triệu đơn vị máu/năm, 99% từ người hiến tặng tình nguyện.

Sau 30 năm phát động, đến nay đã có trên 21,3 triệu lượt người hiến tặng máu, có nhiều người hiến máu 20, 50, 100 lần hoặc nhiều hơn. Trong đó có nhiều gia đình các thành viên đều từng tham gia hiến tặng máu.

“Tôi đã hiến máu 99 lần, chị gái tôi hiến 90 lần, anh rể hiến 25 lần, cháu tôi mới 22 tuổi cũng đã hiến máu 11 lần” – anh Huỳnh Hải Bình, thành viên của một “gia đình hiến máu” như vậy, nói.

Máu là chế phẩm đặc biệt, chưa sản xuất nhân tạo được, toàn bộ máu dùng cho người bệnh cần máu vẫn từ người hiến tặng, đặc biệt là bệnh nhân tan máu bẩm sinh, bệnh nhân phẫu thuật, chấn thương… cần truyền máu đều chờ đợi máu hiến tặng.

“Từ khi hiểu được ý nghĩa của việc hiến tặng máu, gia đình tôi luôn sẵn sàng hiến tặng, người bệnh còn cần máu là chúng tôi luôn sẵn sàng hiến. Tôi vẫn nghĩ điều này không có gì to tát mà chỉ là mỗi người có thể cho đi những thứ mình có thể” – anh Bình nói thêm.

30 năm qua đã có rất nhiều người như anh Bình, như gia đình anh, những người đã thầm lặng mang sự sống đến cho những người bệnh đang chờ. Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên bộ trưởng Bộ Y tế, hiến tặng máu, hiến tặng mô tạng là “hình thức thiện nguyện cao nhất, ý nghĩa nhất về sự cho đi”.

“Trong những ngày căng thẳng nhất của dịch COVID-19, nhiều địa phương phong tỏa nhưng vẫn có người vượt khó khăn hiến máu trong đêm, hiến máu ở vùng sâu vùng xa ngay khi người bệnh cần. Tôi đã ấn tượng mạnh về điều đó” – bà Đào Hồng Lan, bộ trưởng Bộ Y tế, ghi nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *