Hạt dẻ – Thực phẩm của thiên đường

Hoa hạt dẻ

Hạt dẻ đã có mặt ở Trung Quốc và Nhật Bản từ thời cổ đại, rất lâu trước khi quân đội La Mã mang chúng về châu Âu. Nhiều loại hạt dẻ đã lớn lên hoang dại trong lòng châu Á, một phần ở Trung Đông và châu Âu.

Người La Mã đã trồng được những cây hạt dẻ thượng hạng để lấy bột dùng kết hợp với bột mì để làm ra bánh mì. Người Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng may mắn được hưởng sự phong thịnh ngọt ngào mà những vụ thu hoạch các cánh rừng dẻ cường tráng mang lại.

Người La Mã đã xuất khẩu những hạt dẻ ngon nhất từ Kastanum, nay là vùng đất thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ. Tên khoa học của hạt dẻ là Castanea được phát xuất từ địa danh này (Kastanum hay Kastanéa).

Hoa hạt dẻ

Lá, hoa, "áo khoác" tua tủa
Lá, hoa, “áo khoác” tua tủa.

Hạt dẻ chứa đựng thành phần dinh dưỡng hoàn hảo.

Hầu hết mọi người cho rằng các loại hạt là thực phẩm nhiều dầu, nhưng hạt dẻ lại là ngoại lệ. Thành phần chất béo ít, trong 100g hạt dẻ đã nấu chín chỉ chứa 1-3 g (con số này ở quả hạnh là khoảng 50,6 g).

Có lẽ bạn cũng sẽ đoán rằng chúng có mức calo thấp. Sự thật là trong 100 g hạt dẻ đã nấu chín chứa từ 57-153 calo, tùy theo chủng loại.

Protein trong hạt dẻ chỉ có một lượng nhỏ, khoảng từ 0.82-2.88g trong 100g. Hơn nữa, hạt dẻ rất giàu tinh bột, vì vậy sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn.

 Những vỏ hạt nâu óng
 Những vỏ hạt nâu óng.

Hạt dẻ Trung Quốc dẫn đầu các loại hạt dẻ về “thành tích” cung cấp năng lượng với 33,64g hyđrat-cacbon/ 100g hạt dẻ chín. Con số này ở hạt dẻ Nhật Bản là 12,64g. Lượng hyđrat-cacbon này khiến hạt dẻ, ngay khi chín, khô và rụng xuống, đã hàm chứa những kho nhỏ tinh bột tuyệt hảo, với dinh dưỡng cao.

Trong tất cả các loại hạt, hạt dẻ là thứ hạt duy nhất có chứa Vitamin C. 28,35g hạt dẻ đã nấu hoặc hấp chín chứa 9,5-26,7mg vitamin, trong khi các loại hạt khô có gấp đôi lượng vitamin: từ 15,1-61,3mg/ 28,35g.

Hạt dẻ rang
Hạt dẻ rang.

Cả ba loại hạt dẻ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu đều chứa các vitamin nhóm B. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can-xi, sắt, ma-nhê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen, kẽm và là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 mg-715mg trong 100g.

Ở Việt Nam có hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) nổi tiếng thơm quyến rũ. Vào cuối tháng Tám âm lịch, hạt dẻ bắt đầu chín. Khi chín, vỏ của nó có màu hỗn hợp giữa nâu với màu tía. Khi hạt dẻ chưa bị đem luộc, thịt của nó rắn chắc, giòn tan, vị ngọt thanh và có màu vàng hoàng yến.


Một đoạn gỗ dẻ (ảnh trái), vỏ hạt dẻ được biến thành nhạc cụ (ảnh phải).

Hạt dẻ giàu chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa da và cơ quan nội tạng. Chất chống oxy hóa có lợi vì chúng tiêu diệt các gốc tự do trên da và trong cơ thể.

Hoạt động chất chống oxy hóa của hạt dẻ cũng giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư. Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên chuyên san Bioscience, Biotechnology and Biochemistry cho thấy chiết xuất từ hoa hạt dẻ thể hiện đặc tính chống oxy hóa và chống tạo hắc tố mạnh giúp kiểm soát nguy cơ ung thư.

Hạt dẻ có sự hiện diện của lượng kali và natri do đó giúp điều chỉnh cơ thể giữ nước.

Trung bình hạt dẻ chứa 76 gam carbohydrate và 3 gam chất béo. Carbohydrate là chất quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ thể, và giúp ích cho chức năng hệ thần kinh.

Bệnh thiếu máu thường xảy ra do thiếu sắt. Hạt dẻ rất hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ thiếu máu vì sự hiện diện của sắt và đồng trong hạt dẻ.

Đồng là một chất khoáng giúp nâng cao sức mạnh của xương, giúp hình thành hồng cầu và chức năng thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch.

Hạt dẻ rất hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ thiếu máu
Hạt dẻ rất hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ thiếu máu.

Hạt dẻ cũng giàu axit folic. Để hình thành hồng cầu và tổng hợp DNA, axit folic là rất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ một ít hạt dẻ mỗi ngày sẽ cung cấp axit folic cần thiết cho sự hình thành của hồng cầu.

Hạt dẻ có thể giúp giảm bớt căng thẳng nhờ sự hiện diện của chất chống stress. Kali có trong hạt dẻ giúp cơ thể kiểm soát và giữ mức huyết áp bình thường, góp phần nâng cao sức khỏe tim mạch tốt hơn mỗi ngày.

Giàu chất dinh dưỡng, chất béo và chất chống oxy hóa mạnh, hạt dẻ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính liên quan đến tim. Do sự hiện diện của các axit béo omega-3, hạt dẻ hiệu quả trong việc làm giảm triglyceride và làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Hạt dẻ có chứa nhiều vitamin C có tác dụng phòng ngừa và trị bệnh loãng xương, gân cốt đau nhức, chứng mệt mỏi. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng không nhỏ trong việc phòng chống lão hóa, tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.

Kẹp vỏ: Dùng tay nhéo nhẹ vỏ hạt dẻ, nếu mặt ngoài tương đối cứng nghĩa là quả đã già, nếu không thì quả bị teo lại.

Ngửi: Dùng mũi ngửi, hạt dẻ tươi vào mùa sẽ có mùi nồng đậm, không hăng, nếu ngâm vào lọ thuốc sẽ có mùi thuốc thoang thoảng.

Hạt dẻ có chứa nhiều vitamin C
Hạt dẻ có chứa nhiều vitamin C.

Nhìn vào hình dạng: Hạt dẻ nên có một mặt bán nguyệt, một mặt dẹt. Thông thường, hạt dẻ có hình dạng này thì gần vỏ, có đủ ánh nắng nên ngọt hơn.

Nhìn vào màu sắc: Hạt dẻ có màu giống sô-cô-la có thể là hạt già, nên chọn hạt dẻ có vỏ màu nâu đỏ tươi, trên bề mặt có vài sợi lông nhỏ mịn để chất lượng tốt hơn.

Hạt dẻ có chứa hàm lượng carbonhydrate và năng lượng cao, do đó chỉ nên ăn với lượng vừa phải, khoảng 50 – 70gr mỗi tuần. Nếu ăn quá nhiều dễ đầy bụng và tăng cân.

Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn nhiều hạt dẻ. Trẻ nhỏ có thể bị hóc khi ăn hạt dẻ vì vậy bố mẹ nên cẩn trọng. Ngoài ra cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều kẻo bị khó tiêu.

Vì năng lượng của hạt dẻ tương đối cao, người bị bệnh tiểu đường hạn chế đến mức thấp nhất, đặc biệt là không nên ăn hạt dẻ rang đường.

Người bị bệnh dạ dày cũng cần phải hạn chế ăn hạt dẻ. Việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Vì hạt dẻ chứa thành phần tinh bột là chủ yếu, ít chất xơ nên ăn nhiều có thể gây táo bón, người mắc chứng tiêu hóa cần cẩn trọng.