Đây là loại cây được biết đến như một loại thảo dược có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Sâm đất hay khoai sâm là loại cây trong vườn nhà, trong rừng hoặc ở những nơi ẩm ướt. Đây được coi là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. Nhìn bề ngoài, sâm đất khá giống khoai lang. Nhưng khi bổ ra chúng có màu vàng nhạt, mọng nước và mùi thơm hơi giống nhân sâm.
Bạn hoàn toàn có thể gọt ra ăn sống tráng miệng, làm nộm, luộc, nấu canh xương hoặc ép lấy nước. Nếu ăn sống sâm đất, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, nhiều nước, ngon giòn hơn củ đậu. Còn khi nấu canh xương thì sâm đất càng rõ mùi thơm, ngọt nước, củ hơi dẻo hoặc thái mỏng trộn nộm, ăn cuốn đều rất ngon.
Sâm đất thuộc họ rau sam và có tên khoa học là Talinum fruticosum. Trong dân gian, sâm đất còn có nhiều tên gọi khác như sâm mồng tơi, sâm thảo, đông dương sâm,… Loại cây này có chứa pectin và nhiều hoạt chất khác, có tính bình, vị ngọt.
Cây sâm đất thường được dùng như một loại rau ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, có công dụng điều trị bệnh, đặc biệt khi kết hợp với một số vị thuốc khác còn mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cần biết cách sử dụng có chừng mực, để tránh những tác dụng ngược không đáng có.
Cây sâm đất thường được dùng như một loại rau ăn hàng ngày.
Sâm đất có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp. Bởi trong sâm đất có thành phần fructooligosaccharides làm tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất thiết yếu như magie, canxi, photpho giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, loại củ này có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
Củ khoai sâm có nhiều chất fructooligosaccharide (gọi tắt là FOS) giúp cơ thể không hấp thụ đường đơn, giảm hàm lượng glucose trong gan, tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể, hỗ trợ điều trị cho những người bị tiểu đường.
Rễ củ sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides, hỗ trợ khả năng hấp thụ đường đơn của cơ thể, giảm glucose trong gan và tăng khả năng hoạt động của insulin. Vị ngọt của nó phần lớn là do Oligosaccharid nên rất thích hợp cho người tiểu đường Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường bổ sung thực phẩm này.
Sâm đất có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp.
Trong củ sâm đất có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, điển hình là pectin. Đây là một chất xơ tự nhiên, sẽ hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Các hợp chất vitamin trong củ sâm cũng góp phần chống oxy hóa rất tốt, kháng khuẩn và chống viêm tốt.
Cũng giống như tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, chất pectin có trong củ sâm đất còn hỗ trợ cải thiện bệnh tiêu hóa, khó tiêu cực hiệu quả. Thành phần prebiotic trong củ sâm đất giúp kích thích hệ vi sinh trong cơ thể phát triển, tăng khả năng hấp thụ tối đa các vitamin và khoáng chất cho hệ tiêu hóa. Thành phần này còn làm giảm các chứng bệnh như: Đầy hơi, viêm loét dạ dày, táo bón…
Nếu sử dụng quá nhiều sâm đất trong một thời gian dài sẽ dẫn tới ngộ độc cơ thể.
Sâm đất được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy giảm cân. Ăn củ sâm đất giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp tiêu thụ thức ăn ít hơn và tăng nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể. Do củ sâm không chứa tinh bột và lượng calo lại rất thấp, vì thế củ sâm đất là loại thực phẩm giảm cân lành mạnh cho chị em.
Mặc dù có rất nhiều lợi ích hiệu quả, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sâm đất trong một thời gian dài sẽ dẫn tới ngộ độc cơ thể. Việc ngộ độc nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến các triệu chứng như: toát mồ hôi, mất ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, dễ kích động,…Khi thấy những triệu chứng này, bạn phải ngưng sử dụng ngay lập tức trước khi tình trạng trở nên xấu hơn.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân khi đang mắc các bệnh như bệnh viêm gan, viêm túi mật, rối loạn chức năng thận hoặc mắc bệnh gout cũng nên lưu ý khi sử dụng sâm đất, bởi chúng sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị.