Khoai tây rất mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài khi chà xát lên chỗ viêm.
Khoai tây chứa carotene và vitamin C, vốn không có trong ngũ cốc. Đặc biệt hàm lượng vitamin C trong khoai tây cao gấp 10 lần so với táo.
Khoai tây cũng là loại vitamin hoàn chỉnh nhất trong tất cả các loại cây lương thực. Hàm lượng vitamin của nó gấp 2 lần so với cà rốt, 3 lần so với bắp cải, 4 lần so với cà chua và vitamin B nhiều hơn táo gấp 4 lần.
Hàm lượng vitamin C trong khoai tây gấp 10 lần táo. (Ảnh minh họa)
Khoai tây tươi chứa từ 1,5% đến 2,0% protein, khoảng 6% đến 8% dựa trên trọng lượng khô. Khoai tây chứa các axit amin thiết yếu tương đương với trứng, cao hơn so với các loại protein họ đậu khác nhau, phù hợp với nhu cầu của con người và có thể được tính là protein chất lượng cao.
Khoai tây cũng rất giàu kali. Hàm lượng kali trên 100 gram khoai tây đạt 200-400 miligam, thậm chí nhiều hơn chuối. Nếu bạn sử dụng khoai tây để thay thế một số loại gạo và bánh hấp, bạn có thể ăn hàng trăm miligam hoặc thậm chí hàng nghìn miligam kali, có thể làm tăng hiệu quả lượng vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Khoai tây được coi là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ nên thường được đề xuất trong chế độ ăn cho những người có kế hoạch giảm cân. Nó làm đầy dạ dày khiến cơ thể không cảm thấy đói trong thời gian dài.
Khoai tây cũng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và kiểm soát “ba mức cao” (đường huyết cao, huyết áp cao, mỡ máu cao). Lý do là bởi một loại tinh bột kháng có trong khoai tây.
Tinh bột kháng không thể được tiêu hóa ở ruột non, nhưng nó có thể giúp duy trì cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm táo bón, tiêu chảy và các vấn đề khác, ngăn ngừa ung thư ruột.
Vì khoai tây là nguồn cung cấp chất xơ nên cực kỳ có lợi cho hệ thống tiêu hóa. Nó giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khoai tây rất tốt cho việc chống lại bệnh tim mạch. Nó cũng chứa vitamin B6 giúp ngăn ngừa chứng rối loạn thần kinh.
Nhiều người nghĩ rằng khoai tây không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường.
Khoai tây chứa vitamin C rất tốt cho da, đặc biệt là da mặt. Xát nhẹ nước khoai tây trên mặt có thể giúp làm đẹp da. Ngoài ra nếu đắp khoai tây trên đôi mắt trong khoảng 30 phút có thể làm giảm sưng và quầng thâm dưới mắt.
Khoai tây mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. (Ảnh: realfood)
Khoai tây rất giàu chất sắt và đồng, tốt cho não bộ.
Nếu bạn thường xuyên bị các chứng viêm bên ngoài hoặc bên trong thì khoai tây có thể rất hữu ích cho bạn. Khoai tây rất mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài khi chà xát lên chỗ viêm. Đặc biệt, khoai tây rất tốt cho những người bị loét miệng.
Nước ép khoai tây rất tốt cho điều trị các vết bầm tím, bỏng, bong gân, viêm loét và giúp chữa lành vết thương nhanh chóng. Nó cũng giúp chống lại các vấn đề về da. Khoai tây cũng có hiệu quả trong việc chống lại bệnh ung thư tử cung và sự hình thành các khối u.
Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.
Khoai tây rất giàu vitamin B6, một chất cần thiết cho việc tái tạo tế bào. Khoai tây rất có hữu ích trong việc làm giảm căng thẳng tinh thần và thể chất. Nó kích thích cho hormone adrenaline giúp chúng ta phản ứng với stress, giúp thư giãn và có cảm giác hạnh phúc.
Tinh bột kháng tương tự như chất xơ hòa tan trong tự nhiên và có tác dụng giảm béo nhất định. Trong những năm gần đây, nó được ưa chuộng bởi những người yêu thích làm đẹp.
Khoai tây là thực phẩm giàu kali và natri thấp rất tốt, có tác dụng giúp hạ huyết áp. Rất thích hợp cho người cao huyết áp, người béo phì phù nề.
Khi mặt bị sưng và nóng, bạn có thể gọt vỏ khoai tây, cắt thành những lát mỏng và dán lên mặt, bạn sẽ cảm thấy mát mẻ và thoải mái, có thể làm giảm sưng và nóng hiệu quả.
Đặt lát khoai tây sống vào vùng bị bong gân có thể giúp giảm sưng và đau.
Khi bắt đầu nổi mụn, hãy nhanh chóng đặt một lát khoai tây sống lên và thay sau nửa giờ. Sau vài lần, mụn sẽ giảm hẳn.
Đặt lát khoai tây sống vào vùng bị bong gân có thể giúp giảm sưng và đau. Đối với cơn đau sau khi bị bỏng nước nóng nhẹ, ngoài việc rửa bằng nhiều nước lạnh, đặt một miếng khoai tây vào vết bỏng cũng rất hữu ích để giảm đau.
Đập khoai tây sống với gừng sau đó đặt trên các khớp bị sưng có thể giúp giảm đau.
Khoai tây, giống như khoai mỡ, có tác dụng nuôi dưỡng khí và thúc đẩy lưu thông máu. Vào mùa đông, ăn khoai tây thường xuyên rất hiệu quả để chống lạnh.
Hàm lượng tinh bột kháng trong khoai tây sống là 50% đến 70% và nó sẽ giảm xuống dưới 10% sau khi nấu. Tuy nhiên, sau khi để nguội, sẽ có một quá trình tái sinh và tinh bột kháng sẽ tăng theo cấp số nhân. Do đó, khoai tây có thể được nấu chín và để nguội trước khi ăn.
Tuy nhiên cần lưu ý khoai tây rất dễ mọc mầm. Khoai tây sẽ sản xuất độc tố sau khi nảy mầm, có thể gây chóng mặt và đau bụng sau khi ăn. Vì vậy tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm.
Để giữ cho khoai tây được lâu, tránh bị nảy mầm, bạn có thể đặt táo vào túi khoai tây. Khí ethylene phát ra từ táo có thể làm chậm quá trình nảy mầm của khoai tây.