Thành phần
- Paracetamol: 500mg
- Clorpheniramin maleat: 2mg
- Phenylephrin HCl: 10mg
- Tá dược vừa đủ
Công dụng (Chỉ định)
- Dùng điều trị triệu chứng các trường hợp: cảm sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, xương khớp kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm màng nhầy xuất tiết, viêm xoang do cảm cúm hoặc do dị ứng với thời tiết.
Liều lượng
- Cách mỗi 4-6 giờ uống 1 lần.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1-2 viên/lần. không quá 6 viên/ngày.
- Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Chống chỉ định
- Liên quan đến paracetamol: Quá mẫn, suy gan nặng, người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
- Liên quan đến clorpheniramin: Quá mẫn, người bệnh đang cơn hen cấp, người có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glôcôm góc hẹp, bí tiểu tiện, hẹp môn vị, người nuôi con bú, trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng, chế phẩm điều trị ho, cảm lạnh (bán không cần đơn) cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Liên quan đến phenylephrin: Người bệnh tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp nặng, blốc nhĩ thất, xơ cứng động mạch nặng, nhịp nhanh thất, cường giáp nặng hoặc glôcôm góc đóng,
- Mẫn cảm với thuốc hoặc mẫn cảm chéo với pseudoephedrin hoặc với các thành phần khác trong thuốc,
- Không dùng chung với các thuốc ức chế MAO hoặc đã ngừng sử dụng thuốc ức chế MAO chưa quá 14 ngày
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Tác dụng phụ
Liên quan đến paracetamol:
- Ít gặp: Ban, Buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính khi lạm dụng dài ngày.
- Hiếm gặp: Hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính, phản ứng quá mẫn.
Liên quan đến clorpheniramin:
- Thường gặp: Ức chế hệ TKTW: Ngủ từ ngủ nhẹ đến ngủ sâu, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp động tác (đôi khi kích thích nghịch lý, đặc biệt ở trẻ nhỏ, dùng liều cao ở người cao tuổi hay trẻ em). Nhức đầu, rối loạn tâm thần – vận động, khô miệng, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu tiện, táo bón, trào ngược dạ dày.
- Ít gặp: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau vùng thượng vị, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, phát ban, phản ứng mẫn cảm (co thắt phế quản, phù mạch và phản vệ).
- Hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, co giật, vã mồ hôi, đau cơ, dị cảm, tác dụng ngoại tháp, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ù tai, hạ huyết áp, rụng tóc.
Liên quan đến phenylephrin:
- Thường gặp: Thần kinh trung ương: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi, tăng huyết áp, nhợt nhạt, trắng bệch, cảm giác lạnh da, dựng lông tóc, kích thích tại chỗ.
- Ít gặp: Tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng làm giảm tưới máu cho các cơ quan này,suy hô hấp, cơn hưng phấn, ảo giác, hoang tưởng, hoại tử hoặc tróc vảy, nếu tiêm để thuốc thoát ra ngoài mạch. giải phóng các hạt sắc tố ở mống mắt, làm mờ giác mạc.
- Hiếm gặp: Viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dưới màng ngoài tim.
Tương tác thuốc
- Liên quan đến paracetamol:
- Uống dài ngày paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
- Cần chú ý đến khả năng gây hạ thân nhiệt nghiêm trọng khi sử dụng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt (như paracetamol).
- Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
- Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym gan nên có thể tăng tính gây độc gan của paracetamol.
- Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian bán thải của paracetamol.
- Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan.
- Liên quan đến clorpheniramin:
- Thuốc ức chế MAO làm kéo dài và tăng tác dụng kháng muscarin của thuốc kháng histamin.
- Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.
- Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
- Các thuốc ức chế CYP3A4 (như dasatinib, pramilintid) làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của clorpheniramin.
- Các thuốc ức chế CYP3A4 (như dasatinib, pramilintid) làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của clorpheniramin. Clorpheniramin làm giảm tác dụng của các chất ức chế cholinesterase và betahistidin.
- Người bệnh dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất kháng muscarin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.
- Liên quan đến phenylephrin: Tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin sẽ giảm nếu trước đó đã dùng thuốc chẹn alpha – adrenergic như phentolamin.
- Các phenothiazin (như clorpromazin): Có thể làm giảm tác dụng tăng huyết áp và thời gian tác dụng của phenylephrin.
- Propranolol và thuốc chẹn beta – adrenergic: Tác dụng kích thích tim của của phenylephrin sẽ bị ức chế bằng cách dùng từ trước thuốc chẹn beta – adrenergic như propranolol. Propranolol có thể được dùng để điều trị loạn nhịp tim do dùng phenylephrin.
- Thuốc trợ đẻ (oxytocin): Khi phối hợp phenylephrin với thuốc trợ đẻ sẽ làm tăng tác dụng tăng huyết áp.
- Thuốc giống thần kinh giao cảm: Phenylephrin không được dùng phối hợp với epinephrin hoặc thuốc cường giao cảm khác vì nhịp tim nhanh và loạn nhịp có thể xảy ra.
- Thuốc mê: Phối hợp phenylephrin với các thuốc mê là hydrocarbon halogen hóa (ví dụ cyclopropan) làm tăng kích thích tim và có thể gây loạn nhịp tim. Tuy nhiên với liều điều trị phenylephrin ít gây loạn nhịp tim hơn nhiều so với norepinephrin hoặc metaraminol.
- Monoaminoxidase (MAO): Tác dụng kích thích tim và tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin được tăng cường nếu trước đó đã dùng thuốc ức chế MAO. Vì vậy không được dùng phenylephrin uống phối hợp với thuốc ức chế MAO.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như imipramin) hoặc guanethidin cũng làm tăng tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin.
- Atropin sulfat và các thuốc liệt thể mi khác khi phối hợp với phenylephrin sẽ phong bế tác dụng chậm nhịp tim phản xạ làm tăng tác dụng tăng huyết áp và giãn đồng tử của phenylephrin.
- Alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm khi phối hợp với phenylephrin sẽ làm tăng huyết áp rất mạnh.
- Digitalis phối hợp với phenylephrin làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ tim do phenylephrin.
- Furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu khác làm giảm đáp ứng tăng huyết áp do phenylephrin.
- Pilocarpin là thuốc co đồng tử, tác dụng đối kháng với tác dụng giãn đồng tử của phenylephrin.
- Với guanethidin: Dùng phenylephrin cho người bệnh đã có một thời gian dài uống guanethidin, đáp ứng giãn đồng tử của phenylephrin tăng lên nhiều và huyết áp cũng tăng lên rất mạnh.
- Với levodopa: Tác dụng giãn đồng tử của phenylephrin giảm nhiều ở người bệnh dùng levodopa.
- Không dùng cùng với bromocriptin vì tai biến co mạch và tăng huyết áp.
Lưu ý và thận trọng
Liên quan đến Paracetamol:
- Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị.
- Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra.
- Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p – aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn.
- Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol.
- Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa aspartam.
- Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
- Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
- Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Bệnh nhân bị suy gan, suy thận, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, cường giáp, u tiền liệt tuyến, bệnh tắc mạch máu.
- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Liên quan đến clorpheniramin:
- Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng, và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.
- Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.
- Thận trọng khi dùng cho người có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở, người bị tăng nhãn áp, người cao tuổi. Nguy cơ gây sâu răng khi sử dụng trong thời gian dài.
Liên quan đến phenylephrin:
- Cần thận trọng khi sử dụng phenylephrin cho người cao tuổi, người bệnh cường giáp, nhịp tim chậm, blốc tim một phần, bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng, đái tháo đường týp 1.
- Ngoài ra cũng cần thận trọng khi dùng thuốc ở những người bệnh bị hen khí phế quản, tắc ruột, cường giáp trạng, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
- Khi dùng thuốc thấy xuất hiện triệu chứng kích thích, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ phải ngừng thuốc và thông báo cho nhân viên y tế.
Phụ nữ có thai và cho con bú:
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Dùng clorpheniramin trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng (như cơn động kinh) ở trẻ sơ sinh.
- Nên cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy theo mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.
- Ảnh hưởng của thuốc đối với công việc: Không sử dụng thuốc cho các đối tượng đang vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác.
Bảo quản
- Nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao
- Để xa tầm tay trẻ em
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.