Thành phần KECEFCIN
- Mỗi viên nang chứa: Cefadroxil monohydrate (tương đương Cefadroxil 500mg)
- Tá dược: Lactose, Magnesi stearate.
Chỉ định KECEFCIN
- Viêm thận- bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm trùng da và cấu trúc da, viêm hầu họng, viêm amidan.
Cách dùng KECEFCIN
– Người lớn:
- Nhiễm trùng tiết niệu: đối với những trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu ở phần thấp không có biến chứng, liều thường dùng là uống 1 hoặc 2g/ngày, chia làm 2 lần mỗi ngày. Đối với tất cả những trường hợp nhiễm trùng tiết niệu khác, liều thường dùng là 2g/ngày, chia làm 2 lần.
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da: liều thường dùng là 1g/ngày, uống một lần mỗi ngày.
- Viêm hầu họng và viêm amidan: đối với viêm hầu họng và viêm amidan do liên cầu tan huyết beta nhóm A: dùng 1g mỗi ngày, có thể uống một lần hoặc chia làm hai lần trong ngày. Dùng thuốc trong 10 ngày.
– Trẻ em:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da và cấu trúc da: liều khuyên dùng là 30mg/kg/ngày, chia làm hai lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
- Viêm hầu họng và viêm amidan: liều khuyên dùng là 30mg/kg/ngày, uống mỗi ngày một lần hoặc chia làm hai lần, dùng cách nhau 12 giờ.
– Bệnh nhân suy thận:
- Đối với bệnh nhân bị suy chức năng thận, để tránh tình trạng thuốc bị tích lũy nhiều trong cơ thể, nên điều chỉnh liều Cefadroxil theo độ thanh thải creatinine. Phác đồ điều trị khuyên dùng
Chống chỉ định KECEFCIN
- Không được dùng viên nang KECEFCIN cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc này.
- Không được dùng viên nang KECEFCIN cho những bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.
- Thuốc cũng được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Thận trọng KECEFCIN
Cần thận trọng khi dùng thuốc cho những trường hợp sau:
- Nếu bệnh nhân có phản ứng dị ứng với Cefadroxil, phải ngưng dùng thuốc và nếu bắt buộc cần phải dùng thuốc cho bệnh nhân thì phải hết sức thận trọng.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với penicillin.
- Gia đình hoặc bản thân bệnh nhân có thể tạng dễ bị những bệnh sau: hen phế quản, phát ban…
- Bệnh nhân bị suy chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 50mL/phút).
- Nếu việc dùng thuốc bằng đường uống không thích hợp cho bệnh nhân hoặc bệnh nhân già yếu thì cần phải lưu ý rằng Cefadroxil có thể gây nên tình trạng thiếu vitamin K ở những bệnh nhân này.
- Thận trọng khi kê đơn Cefadroxil cho bệnh nhân có tiền sử bị bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
Thận trọng chung:
- Trước khi dùng thuốc cho bệnh nhân, nên xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh để tránh tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra. Khi dùng thuốc, nên dùng đúng và đủ liều điều trị.
- Phải thăm khám kỹ bệnh nhân trước khi kê đơn để phát hiện các trường hợp có khả năng bị sốc thuốc.
- Nếu các phản ứng dị ứng với Cefadroxil xảy ra, phải ngưng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân (ví dụ dùng epinephrine, các amin làm tăng áp lực máu, kháng histamin hoặc corticosteroid).
Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm cận lâm sàng:
- Bệnh nhân được điều trị với Cefadroxil có thể cho phản ứng glucose niệu dương tính giả khi xét nghiệm bằng dung dịch Fehling, dung dịch Benedict, hay viên nén clinitest; điều này không xảy ra với khi xét nghiệm bằng phản ứng Tes-tape.
- Xét nghiệm Coombs cũng có thể cho kết quả dương tính ở những bệnh nhân đang được điều trị với Cefadroxil.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
- Độ an toàn của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ và khi cho con bú vẫn chưa được nghiên cứu. Chỉ sử dụng Cefadroxil cho phụ nữ có thai khi đã cân nhắc lợi ích của việc điều trị và nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi.
- Cefadroxil được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp hơn nồng độ điều trị. Cần thận trọng khi sử dụng Cefadroxil cho phụ nữ đang cho con bú.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
- Không ảnh hưởng.
Tác dụng phụ KECEFCIN
- Sốc: Sử dụng cefadroxil thỉnh thoảng có thể gây sốc cho bệnh nhân. Trong trường hợp này phải ngưng dùng thuốc, theo dõi chặt chẽ và điều trị cho bệnh nhân.
- Phản ứng quá mẫn: đôi khi bệnh nhân có thể bị phát ban, nổi ban đỏ ở da, phù mặt, phù mạch, ngứa và sốt. Trong những trường hợp này phải ngưng dùng thuốc, theo dõi chặt chẽ và điều trị cho bệnh nhân.
- Huyết học: giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu ưa eosin có thể xảy ra. Cũng đã có báo cáo về các kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin đã gây ra tình trạng thiếu máu tan huyết, tuy rất hiếm gặp.
- Gan: tăng nồng độ GOT, GPT và nồng độ ALP có thể xảy ra, tuy hiếm.
- Thận: Đã có báo cáo về những trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin đã bị suy thận (suy thận cấp). Phải ngưng dùng thuốc nếu phát hiện bệnh nhân bị suy thận.
- Tiêu hóa: dùng cefadroxil đôi khi có thể gây viêm đại tràng với triệu chứng phân có máu do viêm đại tràng giả mạc. Cần ngưng dùng thuốc nếu thấy đau bụng và tiêu chảy thường xuyên. Buồn nôn, nôn, khó chịu ở dạ dày, đau dạ dày và chán ăn đã được báo cáo là có thể xảy ra, tuy hiếm gặp.
- Hô hấp: cũng như các kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin, thuốc có thể gây sốt, ho, khó thở, hình ảnh bất thường trong phim X-quang ngực, viêm phổi kẽ, tăng bạch cầu ưa eosin hoặc hội chứng PIE. Ngưng dùng thuốc nếu thấy các triệu chứng này xảy ra và áp dung các biện pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân (ví dụ như dùng adrenocorticoid).
- Bội nhiễm: viêm miệng hoặc nhiễm nấm candida có thể xảy ra.
- Thiếu vitamin: các triệu chứng của thiếu vitamin K (giảm prothrombine huyết và có xu hướng dễ chảy máu) và thiếu vitamin nhóm B (viêm lưỡi, viêm miệng, chán ăn và viêm thần kinh) có thể xảy ra.
- Tác dụng phụ khác: thỉnh thoảng bệnh nhân có thể bị ngứa bộ phận sinh dục, nhiễm nấm candida ở bộ phận sinh dục và viêm âm đạo.
- * Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Quá liều KECEFCIN
- Chưa có báo cáo đặc biệt nào về tình trạng sử dụng thuốc quá liều, tuy nhiên lượng cefadroxil trong cơ thể khi dùng quá liều có thể được đào thải ra ngoài bằng cách thẩm phân máu.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.