Thành phần Ceclor
- Cefaclor 125mg
Chỉ định Ceclor
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa do các vi khuẩn nhạy cảm: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm phế quản cấp có bội nhiễm, viêm phổi, đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm (bao gồm viêm thận – bể thận và viêm bàng quang).
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm do các chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicilin và Streptococcus pyogenes nhạy cảm.
Chống chỉ định Ceclor
- Không dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin và các thành phần khác của thuốc.
- Trẻ em dưới 1 tháng tuổi.
Tương tác thuốc Ceclor
- Dùng dồng thời cefaclor và warfarin hiếm khi gây tăng thời gian prothrombin, biểu hiện gây chảy máu hay không chảy máu lâm sàng. Bệnh nhân thiếu vitamin K (ăn kiêng, hội chứng kém hấp thu) và bệnh nhân suy thận là những đối tượng có nguy cơ cao gặp tương tác. Đối với những bệnh nhân này, nên theo dõi thường xuyên thời gian prothrombin và điều chỉnh liều nếu cần thiết.
- Probenecid làm tăng nồng độ cefaclor trong huyết thanh. Cefaclor dùng đồng thời với các thuốc kháng sinh aminoglycosid hoặc thuốc lợi tiểu furosemid có thể làm tăng độc tính đối với thận.
Tác dụng phụ Ceclor
- Ước tính gặp ở khoảng 4% người bệnh dùng cefaclor. Ban da và tiêu chảy thường gặp nhất.
- Thường gặp, ADR > 1/100
- Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
- Tiêu hóa: Tiêu chảy.
- Da: Ban da dạng sởi.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Toàn thân: Test Coombs trực tiếp dương tính.
- Máu: Tăng tế bào lympho, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
- Da: Ngứa, nổi mày day.
- Tiết niệu – sinh dục: Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida.
- Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Toàn thân: Phản ứng phản vệ, sốt, triệu chứng giống bệnh huyết thanh (thường gặp ở bệnh nhi dưới 6 tuổi). Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), ban da mụn mủ toàn thân.
- Phản ứng giống bệnh huyết thanh hay gặp ở trẻ em hơn người lớn: Ban da dạng, viêm hoặc đau khớp, sốt hoặc không, có thể kèm theo hạch to, protein niệu.
- Máu: Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
- Gan: Tăng enzym gan (ASAT, ALAT, phosphatase kiềm), viêm gan và vàng da ứ mật.
- Thận: Viêm thận kẽ hồi phục, tăng nhẹ urê huyết hoặc creatinin huyết thanh hoặc xét nghiệm nước tiểu không bình thường.
- Thần kinh trung ương: Cơn động kinh (với liều cao và suy giảm chức năng thận), tăng kích động, đau đầu, tình trạng bồn chồn, mất ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, ảo giác và ngủ gà.
- Bộ phận khác: Đau khớp.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Ngừng sử dụng cefaclor nếu xảy ra dị ứng. Các triệu chứng quá mẫn có thể dai dẳng trong một vài tháng. Trong trường hợp dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng cần tiến hành điều trị hỗ trợ (duy trì thông khí, thở oxy, sử dụng adrenalin, tiêm tĩnh mạch corticosteroid).
- Ngừng điều trị nếu bị tiêu chảy nặng.
- Các trường hợp bị viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile phát triển quá mức ở thể nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Các trường hợp thể vừa và nặng, cần lưu ý cho truyền dịch và chất điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng kháng sinh có tác dụng với C.difficile (nên dùng metronidazol, không dùng vancomycin).
- Phản ứng giống bệnh huyết thanh thường xảy ra một vài ngày sau khi bắt đầu điều trị và giảm dần sau khi ngừng thuốc vài ngày. Đôi khi phản ứng nặng cần điều trị bằng các thuốc kháng histamin và corticosteroid. Nếu bị co giật do thuốc điều trị, phải ngừng thuốc. Có thể điều trị bằng thuốc chống co giật nếu cần.
Chú ý đề phòng Ceclor
- Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Thận trọng với bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Phụ nữ có thai & cho con bú.
- Thận trọng sử dụng cefaclor đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicilin.
- Thận trọng khi dùng cefaclor cho bệnh nhân suy thận nặng.
- Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
- Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng gây độc thận (như nhóm kháng sinh aminoglycosid) hoặc với thuốc lợi tiểu furosemid, acid ethacrynic.
- Test Coombs dương tính trong khi điều trị bằng cefaclor.
- Tìm glucose niệu bằng các chất khử có thể dương tính giả.
- Thận trọng ở những bệnh nhân bị phenylceton niệu, do trong thành phần có aspartam.
Liều lượng – Cách dùng Ceclor
- Cách sử dụng: Dùng thuốc đường uống. Cho thuốc vào trong ½ ly nước, khuấy đều tạo hỗn dịch.
Liều dùng Ceclor
- Người lớn: Liều thông thường 250mg mỗi 8 giờ. Liều tối đa 4g/ngày. Viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn dường tiết niệu dưới: 250 – 500mg x 2 lần/ngày; hoặc 250mg x 3 lần/ngày.
- Đối với các nhiễm khuẩn nặng hơn: 500mg x 3 lần/ngày.
- Trẻ em: Trẻ em > 1 tháng tuổi: Liều thông thường 20 – 40mg/kg/ngày, chia ra uống mỗi 8 giờ. Liều tối đa 1g/ngày. Viêm tai giữa ở trẻ em: 40mg/kg/ngày chia làm 2 – 3 lần. Trẻ em < 1 tháng tuổi: Liều lượng chưa được xác định.
- Bệnh nhân suy thận: Cefaclor có thể dùng cho bệnh nhân suy thận. Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều cho người lớn như sau: Nếu độ thanh thải creatinin 10 – 50ml/phút, dùng 50% liều thường dùng; nếu độ thanh thải creatinin < 10ml/phút, dùng 25% liều thường dùng.
- Bệnh nhân phải thẩm tách máu đều đặn: Dùng liều khởi đầu 250mg -1g trước khi thẩm tách máu và duy trì liều diều trị 250 – 500mg cứ 6 – 8 giờ một lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.
- Người cao tuổi: Dùng liều như người lớn.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.