Thành Phần MAXAPIN 2g
- Cefepim 2g
Chỉ định MAXAPIN 2g
- Nhiễm khuẩn nặng đường niệu có biến chứng (kể cả có viêm bể thận kèm theo).
- Viêm phổi nặng có kèm theo nhiễm khuẩn huyết do các chủng nhạy cảm với thuốc.
- Nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc của da do các chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicilin và do các chủng Streptococcus pyogenes nhạy cảm với Cefepim.
Liều lượng và cách dùng MAXAPIN 2g
Liều dùng
- Nhiễm khuẩn nặng đường niệu có biến chứng (kể cả có viêm bể thận kèm theo), nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc da: người bệnh > 12 tuổi: cứ 12 giờ, tiêm tĩnh mạch 2 g, trong 10 ngày.
- Điều trị viêm phổi nặng, kể cả có nhiễm khuẩn huyết kèm theo: 2 g/lần, ngày 2 lần cách nhau 12 giờ, dùng trong 7 – 10 ngày.
- Liều lượng cho người suy thận: Người bị suy thận (độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút), dùng liều ban đầu bằng liều cho người có chức năng thận bình thường. Tính toán liều duy trì theo độ thanh thải creatinin của người bệnh (đo hoặc ước tính).
- Clcr 30 – 60 ml/phút: liều trong 24 giờ như liều thường dùng.
- Clcr 10 – 30 ml/phút: liều trong 24 giờ bằng 50% liều thường dùng.
- Clcr < 10 ml/phút: liều trong 24 giờ bằng 25% liều thường dùng.
- Vì 68% lượng Cefepim trong cơ thể mất đi sau 3 giờ lọc máu nên đối với người bệnh đang lọc máu thì sau mỗi lần lọc cần bù đắp lại bằng một liều tương đương với liều ban đầu. Người bệnh đang thẩm tách phúc mạc ngoại thì nên cho liều thường dùng cách 48 giờ một lần hơn là cách 12 giờ một lần.
Chống chỉ định MAXAPIN 2g
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin và penicilin.
Tác dụng phụ MAXAPIN 2g
- Thường gặp: tiêu chảy; phát ban, đau chỗ tiêm. Ít gặp: sốt, nhức đầu; tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, buồn nôn, nôn, bệnh nấm, Candida ở miệng; mày đay, ngứa; tăng các enzyme gan (phục hồi được); dị cảm.
- Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù, chóng mặt; giảm bạch cầu trung tính; hạ huyết áp, giãn mạch; viêm đại tràng giả mạc, đau bụng; chuột rút; đau khớp; nhìn mờ; ù tai.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.