Thành phần Agilizid 80mg
- Mỗi viên nén chứa.
- Gliclazide 80mg
- Tá dược: Lactose, Croscarmellose natri, Povidon (PVP – K30), Magnesi stearat vđ 1 viên
Công dụng (Chỉ định) Agilizid 80mg
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin typ 2, mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose – huyết.
- Gliclazid nên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường.
Liều dùng Agilizid 80mg
Liều Gliclazid phải phù hợp cho từng trường hợp cụ thể và phải dựa theo lượng đường huyết của người bệnh.
- Thường dùng: 1 viên/ngày, tối đa 4 viên/ngày.
- Liều khởi đầu: 1/2 – 1 viên/ngày, rồi tăng dần nếu cần.
- Trong đa số trường hợp: Uống 2 viên/ngày, uống 1 lần vào lúc ăn sáng.
- Uống trong bữa ăn sáng.
- Trường hợp điều trị chưa đạt có thể tăng dần liều lên, tối đa là 4 viên/ngày, chia 2 lần.
- Trong quá trình điều trị, có thể thay đổi liều hoặc ngừng thuốc, tùy theo lượng đường huyết của người bệnh. Mỗi đợt chỉnh liều phải cách nhau ít nhất 14 ngày.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Đái tháo đường phụ thuộc Insulin typ 1.
- Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy gan nặng, suy thận nặng.
- Có tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurê khác.
- Phối hợp với miconazol viên.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Trong khi dùng gliclazid vẫn phải theo chế độ ăn kiêng. Điều đó sẽ giúp gliclazid phát huy đầy đủ tác dụng.
- Khi dùng phối hợp với các thuốc khác có tác dụng tăng hoặc giảm đường huyết, cần phải điểu chỉnh liều gliclazid cho thích hợp. Trong trường hợp suy thận, suy gan, cần phải giảm liều.
Lái xe
- Phải cảnh giác các dấu hiệu của hạ đường huyết và thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.
Quá liều
- Nếu dùng quá liều sẽ dẫn tới những dấu hiệu hạ đường huyết như vã mồ hôi, da tái xanh, tim đập nhanh.
- Trường hợp nhẹ, điều trị hạ đường huyết nhẹ bằng cách uống ngay một cốc nước đường hoặc nước hoa quả có thêm 2 hoặc 3 thìa dường.
- Trường hợp nặng, nếu có biểu hiện lơ mơ thì phảỉ dùng ngay dung dịch glucose 10% hoặc 30% tiêm tĩnh mạch và gửi người bệnh đến bệnh viện.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
- Thường gặp: Đau đầu; rối loạn tiêu hóa, buồn nôn; phát ban.
- Ít gặp: Rối loạn máu (thường hồi phục): Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu, da: Phản ứng da, niêm mạc.
- Hiếm gặp: Trạng thái lơ mơ, vã mồ hôi; tăng tần số tim; da tái xanh; nôn, đói cồn cào.
- Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
- Một số thuốc có khả năng làm tăng tác dụng hạ đường huyết của gliclazid như thuốc chống viêm không steroid (đặc biệt là aspirin), sulfamid kháng khuẩn, coumarin, thuốc chống đông máu, IMAO, thuốc chẹn beta, diazepam, tetracyclin, perhexlilin maleat, cloramphenicol, clofibrat, miconazol viên, uống rượu cũng có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của gliclazid.
- Một số thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của gliclazid như barbituric, corticosteroid, thuốc lợi tiểu thải muối và thuốc tránh thai uống.
- Để tránh tương tác giữa các thuốc, thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ về những thuốc đang sử dụng.
Bảo quản
- Để ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm và tránh ánh sáng.
Dược lực học
- Gliclazid là thuốc chống đái tháo đường thuộc nhóm sufonylurê.
- Tác dụng chủ yếu của thuốc là kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng Insulin.
- Vì vậy thuốc chỉ có tác dụng ở người bệnh khi tụy còn khả năng sản xuất Insulin.
- Sulfonylurê có thể làm tăng thêm lượng Insulin do làm giảm độ thanh thải hormon này ở gan.
Dược động học
- Gliclazid dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt sau khi uống khoảng 2 – 4 giờ.
- Thuốc gắn mạnh với protein huyết tương (85 – 94%). Thời gian tác dụng kéo dài 12 giờ hoặc hơn.
- Gliclazid được chuyển hóa mạnh ở gan thành những sản phẩm không còn hoạt tính.
- Thuốc chưa biến đổi và các chất chuyển hóa đào thải chủ yếu qua nước tiểu (60 – 70%); khoảng 10 -20% qua phân ở dạng chuyển hóa.
- Nửa đời thải trừ của gliclazid khoảng 10-12 giờ.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.