Thành Phần ZOXIMCEF 1g
- Ceftizoxim 1g
Chỉ định ZOXIMCEF 1g
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản, giãn phế quản bội nhiễm, nhiễm khuẩn thứ phát ở các bệnh mạn tính đường hô hấp, viêm phổi, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi.
- Viêm đường mật, viêm túi mật, viêm phúc mạc.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt. Bệnh lậu không biến chứng.
- Viêm vùng chậu, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung.
- Nhiễm khuẩn thứ phát khi bị thương hoặc bỏng, nhiễm khuẩn xương và khớp.
- Nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm màng não mủ.
Liều lượng và cách dùng ZOXIMCEF 1g
Người lớn:
- Liều thông thường: 1 – 2 g mỗi 8 – 12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều thay đổi tùy theo tuổi và mức độ nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 500 mg mỗi 12 giờ. Nên tăng liều khi nhiễm khuẩn đường niệu gây ra bởi Pseudomonas aeruginosa.
- Các nhiễm khuẩn khác: 1 g mỗi 8 – 12 giờ.
- Các nhiễm khuẩn nặng hoặc phức tạp: 1 g mỗi 8 giờ hoặc 2 g mỗi 8 – 12 giờ.
- Các nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: 3 – 4 g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ. Liều tăng đến 2 g mỗi 4 giờ cũng có thể sử dụng nếu cần thiết.
- Nhiễm khuẩn huyết: 6 – 12 g mỗi ngày, tiêm tĩnh mạch. Giảm dần liều tùy theo sự đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân và theo đánh giá vi khuẩn học.
- Bệnh lậu không biến chứng: liều duy nhất 1 g tiêm bắp.
- Viêm vùng chậu gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae, E.coli, Streptococcus agalactiae: 2 g mỗi 8 giờ (6 g một ngày), tiêm tĩnh mạch.
Trẻ em:
- Trẻ em ≥ 6 tháng: Liều thông thường 50 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ.
- Đối với các nhiễm khuẩn nguy hiểm, khi cần,tổng liều có thể tăng đến 200 mg/kg/ngày và phải được chia thành các liều nhỏ. Tổng liều không được vượt quá 12 g/ngày.
Bệnh nhân suy thận: cần điều chỉnh liều dùng.
- Độ thanh thải creatinin (ml/phút)
- Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng
- Các nhiễm khuẩn ít nghiêm trọng
- 50 – 79
- 750 mg – 1,5 g mỗi 8 giờ
- 500 mg mỗi 8 giờ
- 5 – 49
- 500 mg – 1 g mỗi 12 giờ
- 250 mg – 500 mg mỗi 12 giờ
- < 5
- 500 mg – 1 g mỗi 48 giờ hay
- 500 mg mỗi 24 giờ
- 500 mg mỗi 48 giờ hay 250 mg mỗi 24 giờ
Đối với bệnh nhân thẩm phân máu, không cần bổ sung liều sau khi thẩm phân, tuy nhiên, liều dùng nên được định giờ để bệnh nhân có thể sử dụng liều vào cuối giai đoạn thẩm phân.
Chống chỉ định ZOXIMCEF 1g
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ ZOXIMCEF 1g
- Có thể gặp: phát ban, mày đay, ngứa, sốt; tăng tạm thời men gan; nóng bừng, đau thoáng qua, chai hoặc đỏ chỗ tiêm bắp, viêm tĩnh mạch khi tiêm tĩnh mạch.
- Hiếm khi: quá mẫn; thay đổi huyết học: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc; tăng BUN và creatinin, gây suy thận; đau đầu, chóng mặt; viêm âm đạo; thiếu hụt vitamin nhóm K.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.