Sinh viên Mỹ lo ngại tác động của luật cấm và hạn chế phá thai

Sinh viên Mỹ lo ngại tác động của Luật cấm và hạn chế đình chỉ thai nghén - Ảnh 1.
Sinh viên Mỹ lo ngại tác động của Luật cấm và hạn chế đình chỉ thai nghén - Ảnh 1.

Sinh viên Mỹ băn khoăn về tác động của quy định cấm/hạn chế đình chỉ thai nghén

Số lượng sinh viên tại các bang này lên tới hàng triệu và họ có thể nằm trong số những người không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc đình chỉ thai nghén vì luật tiểu bang.

Theo ước tính từ Trung tâm Quyền sinh sản, khoảng 6 triệu sinh viên dự kiến sẽ theo học đại học ở các bang cấm đình thai. Theo Viện Guttmacher, phá thai là bất hợp pháp ở 14 tiểu bang.

Trong đó có những nơi có số lượng lớn sinh viên theo học tại các trường đại học công lập lẫn dân lập, chẳng hạn như Texas, Indiana và Missouri. Các tiểu bang khác như Florida và Georgia cũng là nơi có số lượng học sinh đông đảo mỗi năm học, quy định hạn chế phá thai sau sáu tuần mang thai – về cơ bản cũng như một lệnh cấm phá thai.

“55% sinh viên nhập học đại học năm ngoái là phụ nữ, và tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn cao nhất ở Hoa Kỳ là ở phụ nữ từ 20-24 tuổi” – Trung tâm Quyền sinh sản viết, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của những lệnh cấm này sẽ tác động đến những người ở độ tuổi đại học.

Những người trẻ tuổi có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ đình chỉ thai. Các rào cản như chi phí, thời gian đi lại, thiếu nguồn lực… đều có thể cản trở họ.

Quyền đình chỉ thai sẽ là một trong những vấn đề được cử tri cân nhắc khi bỏ phiếu cho các cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Quy định này có thể khiến việc tiếp cận dịch vụ đình chỉ thai trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn đối với người dân ở những nơi đó. Để làm rõ tác động của lệnh cấm đối với sinh viên đại học, Trung tâm Quyền sinh sản đã có buổi nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp vào năm 2025 về việc đi học ở các bang này.

Một sinh viên tại Đại học Tulane ở Louisiana, nơi đình chỉ thai là bất hợp pháp, cho biết: “Tiểu bang này có rất nhiều vấn đề, bạo lực, các vấn đề về khí hậu và cơ sở hạ tầng, thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tại sao không cố gắng khắc phục một số vấn đề đó thay vì tước bỏ các quyền của chúng?”.

Một sinh viên khác ở Đại học Duke cho biết: “Không được lựa chọn cũng có nguy cơ đẩy phụ nữ trở lại những chiếc hộp mà chúng ta đã đấu tranh để thoát ra bấy lâu nay”.

NGUYỆT ĐỨC