Thời gian qua, với sự ra quân xử lý quyết liệt, nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ của các lực lượng chức năng, trong đó có cảnh sát giao thông trên cả nước về nồng độ cồn với tài xế đã giúp mang lại những kết quả, tác động tích cực.
Trong đó đã góp phần giúp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm số bệnh nhân cấp cứu do rượu bia trong bệnh viện, nhất là dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 mới đây.
Cũng liên quan đến nội dung này, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét lần đầu đối với dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đáng chú ý, liên quan các hành vi bị cấm tại khoản 1, điều 8 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Bên cạnh rất nhiều ý kiến đồng tình với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn (hay nồng độ cồn bằng 0) với tài xế trong dự thảo luật thì cũng có ý kiến băn khoăn.
Theo đó cho rằng việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế sẽ khó khả thi ở một số trường hợp cụ thể, chưa kể trong cơ thể chúng ta luôn có sẵn nồng độ cồn, do vậy đề nghị nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác để quy định ngưỡng.
Để làm rõ hơn về nội dung này, Tuổi Trẻ Online tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Nồng độ cồn: Quy định thế nào cho phù hợp?”, với sự tham dự của các khách mời:
– Đại tá Nguyễn Quang Nhật – trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an.
– TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có những câu hỏi liên quan đến ngưỡng nồng độ cồn, những yếu tố có thể làm tăng nồng độ cồn, hướng xử lý với những trường hợp bị “dính” nồng độ cồn dù không uống rượu bia… có thể gửi câu hỏi đến các khách mời ở ô bên dưới.
Gửi câu hỏi
- Tất cả câu hỏi
BÌNH LUẬN HAY