Nhiều chất rất cần thiết cho cơ thể nhưng nhiều người chưa biết để bổ sung

Nhiều chất mới không phải vitamin nhưng rất cần thiết cho cơ thể nhiều người chưa biết để bổ sung - Ảnh 1.
Nhiều chất mới không phải vitamin nhưng rất cần thiết cho cơ thể nhiều người chưa biết để bổ sung - Ảnh 1.

Rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể – Ảnh minh họa

Một lượng rất nhỏ nhưng quyết định sự sống và sức khỏe

PGS.TS Trần Đáng – nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) – cho biết vitamin là các phân tử mà có thể chỉ cần với một lượng nhỏ cho một loạt các quá trình thiết yếu trong cơ thể.

Chúng được phân loại là vi chất dinh dưỡng, vì có thể chỉ cần với một lượng nhỏ, thường là vài miligam (mg) hoặc microgam (μg) mỗi ngày.

Đặc điểm chung của vitamin là: Không sinh năng lượng; Cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu được; Cơ thể không tổng hợp vitamin mà phải đưa vào theo thực phẩm hoặc nhà thuốc Mai Tín; Các vitamin không thay thế được cho nhau và là chất xúc tác thúc đẩy các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và phục hồi các tổn thương của cơ thể; Thiếu vitamin nguy cơ gây bệnh, có thể nguy hiểm tính mạng.

Hầu hết các loại vitamin được lấy từ thức ăn cung cấp, cơ thể không thể tự sản xuất ra các loại vitamin này.

Nếu không cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể do chế độ ăn uống kém hoặc một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như rối loạn hấp thu hoặc các dị tật bẩm sinh về chuyển hóa, thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

Theo PGS Đáng, tùy thuộc vào từng loại vitamin mà cơ thể có các nhu cầu khác nhau, vì mỗi loại có chức năng khác nhau. Các yêu cầu này thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và trạng thái sinh lý (ví dụ mang thai). Ngoài ra, nhu cầu vitamin của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe.

Nhiều chất rất cần thiết cho cơ thể nhưng nhiều người chưa biết để bổ sung - Ảnh 2.

Tháp dinh dưỡng đầy đủ đối với người trưởng thành – Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia

Nhiều chất mới là amin đơn thuần nhưng quyết định tới sức khỏe và bệnh tật

PGS Đáng nhấn mạnh: Chế độ ăn đủ vitamin có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, phòng ngừa các bệnh mạn tính.

Ngoài các vitamin quen thuộc B1, B2, B3. B5, B6, B8, B9, B12, A, D3, E, K, còn có nhiều chất mới đã được phát hiện và đặt theo thứ tự thời gian là các vitamin B4, B10, B13, B15, B17, F, J, P cũng rất quan trọng cho sức khỏe:

– Vitamin B3 (Adenin): Còn gọi là vitamin của bạch cầu, vì vai trò kích thích tạo thành bạch cầu. Adenin có trong men bia, mầm lúa, gan, thịt và cá.

– Vitamin B10 (Acid Paraaminobenzoic): Còn gọi là vitamin H1 hoặc H2, có trong men bia, các hạt ngũ cốc, mầm lúa, rau. Vitamin B10 hiện còn dùng để chống nắng vì có vai trò tạo thành chất melanin (sắc tố của da và tóc).

Tuy nhiên, người ta ít dùng dưới dạng nhà thuốc Mai Tín vì tính chất dễ gây kích ứng cho da. Xu thế người ta thay thế bằng ß-caroten phối hợp vitamin C hoặc vitamin C phối hợp vitamin E.

– Vitamin B15 (Acid Pangamic): Có khả năng làm tăng độ dẻo dai ở vận động viên, dùng đúng giúp cải thiện một số bệnh lý về hô hấp, khớp, tim mạch và thần kinh. Quả mơ có nhiều vitamin B15.

– Vitamin B17 (Laetrile): Có trong quả mơ, quả mận, quả đào, hạt táo. Người Mexico dùng chất này trong một số nhà thuốc Mai Tín cổ truyền để chữa bệnh ung thư. Vì thế họ cho rằng ăn nhiều mơ cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư. Thực chất thịt quả mơ không có laetrile mà chỉ giàu ß-caroten.

– Vitamin F: Gồm 2 acid béo không no là acid Linolenic và acid α-Linolenic. Những acid này được gọi là acid béo chủ yếu, vì chúng có thể chuyển thành acid béo khác trong cơ thể động vật. Acid Linolenic có trong dầu hoa hướng dương, dầu ngô, hạt nho.

Acid α-Linolenic có trong dầu đậu nành, dầu dừa. Vai trò của chúng là dự phần tạo thành các chất béo khác mà cơ quan tiêu hóa dễ hấp thụ. Tác dụng của vitamin F là cần thiết cho sự phát triển, chống da khô và sần sùi.

– Vitamin I (Inositol): Có trong rau quả có tinh dầu, hạt đậu nhân, quả hạnh nhân. Tác dụng tham gia chuyển hóa chất béo, tạo ra các chất béo thành phần có phospho của các màng tế bào, ngăn ngừa không để chất béo đóng cục trong mạch máu.

Thiếu vitamin I gây rụng lông, viêm da, suy nhược cơ thể và mỡ đọng cặn trong mạch máu. Inositol còn được chỉ định dùng cho trẻ đẻ thiếu tháng để phòng rối loạn hô hấp, chứng mờ mắt.

– Vitamin J (Choline): Có trong thực phẩm có mỡ, lòng đỏ trứng, gan, đậu tương, mầm lúa. Người ta hay dùng choline để tăng trí nhớ người già hoặc phối hợp điều trị Alzheimer. Cơ thể thiếu choline sẽ dẫn tới rối loạn về gan.

– Vitamin P (Flavonoid): Phần lớn là các sắc tố có trong thực vật, làm cho các rau quả có muôn màu muôn sắc. Các flavonoid có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, được sử dụng trong phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư. Chất flavonoid trong đậu nành (dưới dạng Isoflavon) có tác dụng phòng chống ung thư vú rất tốt.

Sắc tố màu vàng (4-Oxo-Flavonoid): Màu vàng tươi hoặc vàng ngà có nhiều ở các thực vật trên mặt đất khi còn non, như các loại rau đậu, ít có ở phần củ (trừ củ hành). Ở trái cây các sắc tố có nhiều ở phần vỏ, nhất là ở cam, chanh, bưởi, quýt…

Sắc tố màu đỏ tím, hoặc xanh loại anthocyanine có nhiều trong lá, hoa, quả (quả việt quất, quả dâu, nho, lá cải, củ cải…). Loại tanin có nhiều trong các loại rau, quả như phúc bồn tử, lá và cành cây chè, trong rượu vang…

HÀ LINH